Sunday, November 28, 2010

BOM NGUYÊN TỬ : CƠN ÁC MỘNG CỦA NHÂN LOẠI



           
Bom Nguyên Tử hiện nay đã trở thành mối lo ghê gớm với nhân loại, vì sự tàn phá của nó còn kinh khiếp gấp vạn lần, nếu đem so sánh với hai trái bom đầu tiên mà Hoa Kỳ đã thả xuống Nhật Bản vào những ngày cuối của Thế Chiến 2. Hiện các nhà quân sử thế giới đã chia lịch sử chế tạo và xử dụng vũ khí ‘ giết người này ‘ thành ba giai đoạn :

            - Giai đoạn 1 : 1945-1948, Hoa Kỳ độc quyền bom nguyên tử và chấm dứt vào năm 1949, khi Liên Xô thử nghiệm và thành công chế tạo được quả bom đầu tiên.

            - Giai đoạn 2 : Thời kỳ chiến tranh lạnh có 5 cường quốc Bom Nguyên Tử gồm Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh, Pháp và Trung Cộng. Tuy nhiên chỉ có Mỷ và LX tồn trử nhiều nhất, ba nước còn lại, nhất là Tàu đỏ có số lượng bom không đáng kể.

            - Giai đoạn Hiện tại : Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt , các cường quốc nguyên tử thuộc hai khối đã thỏa thuận cắt giảm một số lượng vũ khí chiến lược. Trong lúc đó các nước Do Thái, Ấn Ðộ, Hồi Quốc , Bắc Hàn và Ba Tư.. lại tăng cường chế tạo Bom Nguyên Tử, bất chấp lời cảnh cáo của Hội Ðồng Bảo An LHQ. Riêng Nhật Bản, Nam Hàn và Ðài Loan có nhiều Plutonium đã tinh chế, có thể làm được hằng trăm trái bom NT bất cứ lúc nào nếu họ muốn.

            Trước năm 1975, VNCH cũng đã có Lò phản ứng Nguyên Tử tại Ðà Lạt nhưng bị Mỹ kềm kẹp nên chỉ hoạt động như là một cơ sở thực nghiệm, dù tài liệu bí mật sau này cho biết khi rút về nước, Hoa Kỳ cũng đã lấy hết các thỏi Plutonium đã tinh chế ở trong lò.

            Vì sợ Hoa Kỳ sẽ dùng bom nguyên tử tấn công các nước trên như đã từng làm với Nhật, sẽ gây nên Thế Chiến 3 nên nhiều quốc gia đã vận động ngoại giao, để ký các Hiệp Ước “ Ngăn Cấm và Kiểm Soát “ việc chế tạo vũ khí Nguyên Tử (MTCR), ra đời lần đầu tiên vào tháng 4-1987 có 7 nước đã ký kết Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Ðức, Nhật,Ý và sau đó có 26 nước tham dự. Theo Hiệp Ước trên, cấm các nước chuyển giao cũng như chế tạo loại Hỏa Tiển tầm xa 300km, mang đầu đạn Nguyên Tử 500 cân Anh.

             Tuy nhiên Hiệp Ước trên chẳng được ai thi hành trong đó có Pháp và Trung Cộng. Ngang ngược nhất là Pháp bất chấp sự phản đối của thế giới, từ tháng 9-1995 tới tháng 5-1996 Tổng thống Pháp là Jacques Chirac, đa cho tiến hành tám cuộc thử nghiệm Bom Nguyên Tử, trên Quần Ðảo Mururou, bằng một ống đào ngầm sâu 1000 m dưới đáy biển. Theo các nhà khoa học, sức nổ của các cuộc thử nghiệm trên tương đương với 20.000 tấn TNT, trong lúc hai trái bom mà Mỹ đã thả xuống Nhật vào năm 1945, chỉ có sức tàn phá tương đương với 15.000 tấn TNT.

             Bởi vậy đâu có trách đã có tới 10 nước khác, cũng bắt chước Pháp và Tàu đỏ, ngấm ngầm sản xuất các loại Hỏa Tiển Ðạn Ðạo Chiến Thuật hay Chiến Lược. Như vậy trên thế giới ngày nay ngoài 5 cường quốc nguyên tử, còn có thêm các nước Do Thái, Ba Tư, Saudi Arab, Pakistan, Ấn Ðộ, Bắc Hàn.. đã có loại Hỏa Tiển tầm xa 1000km. Riêng Do Thái, Ấn, Hồi và Bắc Hàn còn có thêm Bom Nguyên Tử. Ðó cũng là lý do mà Hoa Kỳ và Nhật Bổn, đã ký thỏa hiệp triển khai “ Hệ Thống Hoả Tiền Chống Hòa Tiển “ sau nhiều lần thử nghiệm rất thành công, nhằm bảo vệ lãnh thổ Nhật Bổn, Hoa Kỳ, ngăn chống các loại Hỏa tiển tầm xa mang đầu đạn NT của Trung Cộng, Bắc Hàn kể cả Nga tấn công bất cứ lúc nào . Chính điều này đã làm cho Nga và Tàu điên tiết, nên cùng liên kết xúi Bắc Hàn và Ba Tư đem vấn đề Bom Nguyên Tử hù dọa thế giới, để cho Hoa Kỳ và Nhật phải xét lại sự hợp tác trong Kế Hoạch “ La Chắn Phòng Thủ “ nhưng chẳng những kế hoạch này đã thực hiện tại Nhật, mà mới đây Mỹ cũng thành công trong việc thuyết phục Khối Nato cài đắt Lá Chắn tại ba nước Ba Lan, Lỗ Mã Ni và Thổ Nhĩ Kỳ.

            Chiến tranh lạnh kết thúc, dẫn tới các hiệp ước giảm thiểu và tiêu hủy vũ khí nguyên tử Nhưng hậu quả của nó để lại, trong đó có việc đem một số lượng lớn chất Plutonium thừa thải, lén lút bán ở chợ trời, đâu có ai ngăn cấm được ?

            Theo thống kê, chỉ trong thời gian chiến tranh lạnh, thế giới đã sản xuất tới 110.000 đầu đạn nguyên tử. Về dự trử chất phóng xa Plutonium, Mỹ và Nga, mỗi nước có 50 tấn. Ðây là vấn đề nan giải, trong việc kiểm soát hay ngăn cấm chế tạo Bom Nguyên Tử. Bởi vậy vào tháng 4-1996 trong cuộc họp thượng đỉnh G7 + Nga tại Mạc Tư Khoa, bàn về vấn đề an toàn Nguyên Tử. Dịp này chất Plutonium không còn bị cấm cản tinh chế hay dự trữ, vì sự thật không thể kiểm soát được. Mới đây G7, Nga và các nước Thụy Sĩ, Bỉ, Liên Âu, Cơ quan năng lượng quốc tế (AIEA) lại họp tại Paris, để tìm phương cách ngăn cấm việc tinh luyện Plutonium vào mục đích quân sự. Có nhiều biện pháp được đề nghị nhưng cuối cùng gần như bế tắc, vì hiện nay đã có hằng trăm tấn Phlonium tồn đọng trên thế giới, trong số này đã có một lượng lớn đem bán cho các nước để làm Bom Nguyên tử, trong đó có Ba Tư và các Tổ chức Khủng bố Quốc tế.

            Ðức thường tự hào về hàng rào Quan Thuế và Ðội Cảnh Sát đặc nhiệm (BND) thế nhưng Pltonium từ Nga cũng vẫn lọt rào vào ngày 10-8-1994, trong chuyến bay của Hảng Hàng Không Ðức Lufthansa, mang số LH3369, đã phát hiện ba hành khách Tây Ban Nha + Columbia, đã mang theo 50 gam chất Plutonium đã tinh chế, sẳn sàng làm bom NT, trong lúc đó Iraq chỉ mới chế được chưa tới 10 gam chất Plutonium, thì đã bị thế giới la ó , cuối cùng đất nước tan hoang vì bom đạn .

            Tuy nhiên những vụ buôn lậu chất phóng xạ, không phải chỉ xãy ra ở Ðức mà còn phát hiện nhiều lầnợ tại Thụy Sĩ. Tháng 10-1991 cảnh sát Zurich đã phá vở vụ buôn lậu 1 kg chất Plutonium, tính chuyển sang Ðức. Ðiều quan trọng nhất là trong tất cả các dịch vụ trên, chỉ tóm được người bán hay kẽ vận chuyển, chứ không hề biết được ai là người mua ? kể cả báo cáo điều tra của chính quyền sở tại cũng thật mơ hồ nhưng lại muốn ám chỉ là của Liên Xô cũ. Dĩ nhiên Nga đâu có để yên, nên đã phản pháo lại “ Tại sao đã có hằng trăm vụ buôn lậu chất Plutonium ngay trên nước Ðức “ mà chính quyền chẳng cho biết ai là người mua, thì nội vụ đã được sáng tỏ.. Vã lại, đâu phải chỉ có Nga mới có chất Plutonium ? ‘.

            Nhưng sự kiện trên đã không còn là lời qua tiếng lại giữa các nước dính líu, mà trở thành một điểm nóng tại Ba Tư, một quốc gia Hồi giáo ở Trung Ðông. Theo nhận xét chung của hầu hết các phân tích gia chính trị quốc tế, thì rõ ràng Tổng thống Iran là Mahmoud Ahmadinejad đang làm xiết trên dây, đưa đất nước mình vào hố chiến tranh hủy diệt, khi công khai thách thức và đương đầu với Hoa Kỳ, Do Thái và Liên Âu, về việc mình đang tiếp tục tinh luyện Plutonium và trên hết là đã có sẳn một trái Bom Nguyên Tử chờ hủy diệt Do Thái. Dĩ nhiền Irael, một cường quốc NT thứ ba trên thế giới hiện nay, trong kho đang chứa hằng ngàn vũ khí hũy diệt tối tân không thua Mỹ Nga, còn vượt trội hơn Anh-Pháp, có bao giờ để Ba Tư múa may quay cuồng và ra tay trước. Ngày tận thế của nhân loại đang chực chờ, vì một cuộc chiến NT không biết sẽ nổ ra lúc nào, vì chẳng ai biết được kể cả Mỹ-Nga.

            Cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1955-1975) vô cùng ác liệt, do khối Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế dàn dựng xâm lăng. Người Mỹ dùng chiêu bài Tự Do-Dân Chủ, để có cớ can thiệp, cứu giúp VNCH. Nhưng thực chất cuộc chiến, cũng chẳng qua vì chiến lược, muốn lôi kéo Trung Công thành một Ðồng Minh , để chống lại Liên Xô trong Chiến Tranh Lạnh. Ðó là ý nghĩa Cuộc Ðông Du Ký vào năm 1972 của Cặp Nixon-Kissinger tại Bắc Kinh thăm viếng Mao Trạch Ðông-Chu Ân Lai. Sau đó , năm 1973 ký Hiệp định ngưng bắn với Cộng Sản Bắc Việt. Ngày 29-4-1975 chính thức bỏ Sài Gòn chạy trên mái nhà. Ngày 30-4-1975, VNCH bị cưởng chiếm, qua lệnh đầu hàng của TT.Dương Văn Minh. Người Mỹ hoàn thành thế chiến lược quốc tế, thuyết phục được Trung Cộng thành đồng minh , đứng về phe mình, chống lại Liên Xô.

            Năm 1979, Tổng Thống Jimmy Carter ký Hiệp ước với Ðặng Tiểu Bình về quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung Cộng, để chống lại Liên Minh Quân sự Liên Xô-Việt Cộng-A Phú Hản. Dựa vào bình phong Mỹ, Trung Cộng đã công khai xâm lăng tấn chiếm lãnh thổ VN. Ngược lại Hoa Kỳ cũng dựa thế liên minh Mỹ-Hoa, làm sụp đổ Ðông Âu và Liên Xô vào đầu năm 1990. Năm 1998, vợ chồng Tổng Thống Bill Clinton lại sang Bắc Kinh thăm Giang Trạch Dân, ký Hiệp Thương Kinh Tế nhưng thực chất chia hai thiên hạ, lấy con ngáo ộp Bắc Hàn qua Bom Nguyên Tử, để Hoa Kỳ có cớ tiếp tục hiện diện tại Ðông Á và Thái Bình Dương. Ngược lại, Trung Cộng được Mỹ bưng bợ vào LHQ một cách hợp lý, tham dự vào các Diễn Ðàn Quốc Tế, như là một cường quốc hiện tại.

            Ở Trung Ðông, ai cũng biết Osama Bin Laden và Saddam Hussein, đều được CIA nuôi dưỡng, võ trang và tài trợ lúc ban đều. Ngoài sự liên hệ trên, cả hai coi như kẻ tử thù, tuy về sau cùng trở cờ chống lại người Mỹ. Bởi vậy Saddam Hussein đã thẳng tay tiêu diệt Al-Qaeda và Nhóm Hồi Giáo cực đoan của Bin Laden. Ðó là điều mà Hoa Ky-Anh,ợ hiểu rõ hơn ai hết từ sau năm 1990. Nhưng Saddam Hussein lại là vua của Kho Dầu-Khí lớn thứ hai trên thế giới, nên phải bị tiêu diệt. Ðó là lý do, cho tới bây giờ cả TT.GW Bush hay Thủ tướng Anh Tony Blair.. vẫn chưa tìm thấy dấu tích hay bất cứ thứ vũ khí sát hai nào, có trên lãnh thổ Iraq hay sự cấu kết giữa Hussein, Bin Laden và tổ chức Hồi giáo cực đoan Al-Qaeda.

             Tóm lại tất cả cũng vì DẦU HỎA, được cả thế giới ngày nay, coi như một thứ vũ khí tối thượng của Ðế Quốc Toàn Cầu Mới. Vì Dầu Hỏa, Mỹ Nga luôn tranh chấp qua cuộc Chiến Tranh Lạnh nhưng gây cấn nhất là Miền Trung Á, Khu vực Caucase và nay Ðiểm Nóng đang dồn về Iraq và Iran, qua Danh Xưng ‘ Ngăn Chận chế tạo Vũ khí Nguyên Tử và Tiêu Diệt Khủng Bố ‘ , mà hầu như cả thế giới đều biết . Mở Lò NT để lọc Uranium kiếm Plutonium để dành làm Bom, ở đâu cũng có mà mới nhất là Brazil vừa tuyên bố khánh thành Trung tâm tinh chế Uranium tại Rio De Janeiro, chứ đâu phải chỉ có tại Ba Tư. Hơn nửa nếu Iran làm loạn, chừng nào mới tới phiên Hoa Kỳ và Liên Âu nhảy vào, vì nước hứng chịu đầu tiên là Do Thái. Còn khủng bố ngày nay, đã vào tới tận Mỹ, Anh, Pháp, Nga cả Trung Cộng.

            Năm 1941 Gleen Seaborg Khoa học gia người Mỹ, đã tìm ra được chất Plutonium. Ðây là một hóa chất phóng xạ dễ tập trung hơn chất Uranium, rất hiếm quý trong tự nhiên nhưng nếu tìm thấy, lại ở dạng cực nhỏ lẩn lộn với quặng Uranium. Vì lý do khan hiếm, nên các nhà Bác học đã phải tinh chế chất Plutonium nhân tạo tại phòng thí nghiệm, qua phương pháp trộn lẫn Uranium 235 và 238, trong các lò phản ứng nguyên tử. Năm 1945, lần đầu tiên Plutonium được Hoa Kỳ ứng dụng vào mục đích quân sự, để sản xuất hai trái bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản. Từ năm 1960, Pháp là một trong những quốc gia theo đuổi việc sản xuất chất phóng xạ nhân tạo, qua kế hoạch “ Poing Nucléaire “.Từ năm 1970 về sau, vì các quặng Uranium trở nên quý hiếm và đắt giá, nên Plutonium được thế giới xử dụng,,nhất là Hoa Kỳ, Liên Xô, Pháp, để thay thế Uranium trong các lò phản ứng. Nhưng chi phí điều hành các lò phản ứng rất cao, trong lúc đó nhiều quặng mõ Uranium mới lại được tìm thấy, khiến cho Pháp và nhiều nước khác phải đóng cửa nhà máy.

            Vấn đề nan giải nhất của thế giới ngày nay, đó là việc kiểm kê thật sự số lượng dự trữ Plutonium, mà Nga-Mỹ đã trưng ra 100 tấn hiện có. Trong khi Anh-Mỹ lúc nào cũng muốn thổi phòng chuyện chế tạo chất phóng xạ Plutonium, thì tại Nga và các nước Cộng Hòa chư hầu cũ của Liên Xô bị rẽ rúm như cỏ rác. Ở đây, người ta dễ dàng lượm nhăt một lượng chất phóng xạ, đủ chế tạo được 20 trái bom nguyên tử. Khắp nơi, nhiều kiện hàng chứa Plutonium, sẳn sàng chuyển tới Teheran (Ba Tư). Kinh khiếp nhất là tại Một Tổ Hợp Sản Xuất Bom NT của Nga, có hàng tấn chất Plutonium (Pu), được chứa trong một ngôi nhà cũ kỷ, chỉ có hai người và một con chó bảo vệ.

            Do đồng lương chết đói, cộng với việc đánh cắp chất Plutonium quá dễ dàng, chỉ cần một chiếc vali lót chì, là có thể chuyển chất phóng xạ đem bán khắp nơi, nên người Nga nào có dịp cũng muốn làm giàu qua dịch vụ béo bở nhất hiện nay. Ðó là buôn bán chất phóng xạ, mà khách hàng quen thuộc vẩn là các nước Ả Rập giàu có, Ba Tư và đâu có thiếu người Mỹ. Ngày 12-11-1994, Kazakhstan đã bán cho quân đội Mỹ 2,3 tấn vật liệu phân hạch, trong số này có 500 kg WGU (weaponsgrade uranium), có thể tinh chế được 20 trái bom NT. Việc mua bán được che đậy bằng một kế hoạch mang tên Project Sanphire, ngoài mặt thì chính phủ nước này đề nghị Mỹ giúp tống khứ những chất liệu Nguyên Tử, mà người Nga khi rút đi đã bỏ lại tại nhà máy luyện kim Ulba.

             Ðịa điểm này bị Nga bỏ hoang hằng chục năm qua và đã được bán lại cho Ba Tư , mà bằng chứng là còn nhiều thùng gổ chứa nguyên liệu chế tạo bom nguyên tử, đề địa chỉ Teheran nhưng chưa gửi kịp. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một trong hằng trăm địa điểm của Liên Xô cũ đã phá sản, không hề có an ninh, kiểm kê, khiến cho bọn khủng bố hay kẽ trộm, có thể đánh cắp dễ dàng để làm bom nguyên tử. Hiện người Nga đang tiến hành việc tháo gở 40.000 đầu đạn nguyên tử, đã được gắn khắp nơi ở Liên Xô cũ, với mức độ 2000-3000 trái /1 năm. Tình trạng này đã gây nên sự thất thoát trầm trọng và đầy hiểm họa cho nhân loại, vì việc phổ biến nguyên tử bừa bãi mà điển hình là Bắc Hàn và Ba Tư.

            Tóm lại ngày nay, chế tạo một trái bom nguyên tử quá dễ dàng, với vật liệu và vài nhà vật lý, kỹ sư và các bí quyết, cùng ngân khoản chừng 300.000 đô la. Cái khó nhất trong quá khứ, là làm sao để có vật liệu, tức là việc sản xuất Pu hay HEU (High enriched uranium), những thứ này như đang bị vứt bỏ trên khắp lãnh thổ Liên Xô cũ., có tiền là mua mang về mà không cần phải mở lò Nguyên Tử vừa phiền toái lại bị LHQ và Mỹ bắt chẹt.

            Từ năm 1970, Hoa Kỳ đã khởi xướng Hiệp Ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và tới nay đã có 178 nước ký nhận nhưng Ba Tư, Nam Dương, Ấn, Hồi và Mễ Tây Cơ không muốn tham dự, nêu lý do là Do Thái đã không chịu ký hiệp ước, mặc dù đã có 14 nước Trung Ðông từng thúc giục. Nhưng họp thì họp, trong lúc đó nhiều nước cứ công khai như Pháp, Trung Cộng hay âm thầm như Do Thái, Ả Rập Thống Nhất, Bắc Hàn, Ba Tư, Ấn, Hồi .. vẫn đều đặn sản xuất Plutonium để làm bom NT.

            Tháng 9-1995, bất chấp sự phản đối của thế giới, người Pháp đã tiến hành đồng lúc 8 cuộc thử nghiệm bom NT, để bổ sung cho 18 Hỏa Tiển đang đặt ở căn cứ quân sự Albion, bằng đầu đạn TN-75 hay loại hỏa tiển M-45, trang bị cho các tàu ngầm nguyên tử. Ðây cũng là mục tiêu của Pháp đang theo đuổi, sẽ chế tạo được Hỏa tiển M-5 với đầu đạn TN-100, hoàn toàn mới, được trang bị cho các tàu ngầm NT. Ðồng thời cải tiến hệ thống phòng thủ, tấn công của Hỏa tiển ASLP, có thể gắn trên máy bay phản lực chiến đấu Rafale. Có điều mai mĩa là trong vụ này, người Mỹ cũng đã nhúng tay giúp về khoa học và bán các loại máy gia tốc chụp tia X và máy điện toán Cray T3E. Cần biết thêm là Pháp bắt đầu thử nghiệm Bom NT, theo lệnh của TT.De Gaulle tại Sa mạc Sahara ngày 13-2-1960, trong khi đó Mỹ và Liên Xô đã ngừng thử nghiệm Nguyên Tử, từ tháng 11-1958 cho tới tháng 9-1961, mới chạy đua trở lại vì chiến tranh lạnh.

            Tại Nam Á, hai nước Ấn và Hồi luôn luôn coi như tử thù, vì vậy không ngớt chạy đua trong việc tìm tòi, sản xuất các loại vũ khí chiến lược, trong đó có bom NT. Mấy năm nay, Hồi quốc coi như đã hợp tác với Hoa Kỳ, trong cuộc chiến tại A Phú Hản vào năm 2001. Trong chuyến công du thế giới của Nữ Ngoại Trưởng Mỷ, bà Condoleezza tháng 3/2006, đã mang theo ân huệ của TT Bush, ban cho Ấn Ðộ, về một thỏa hiệp song phương, giúp cho nước này phát triển vũ khí Nguyên Tử, dù rằng Ấn chẳng bao giờ chịu ký Hiệp Ước NPT. Hành động trên của Mỹ hoàn toàn đi ngược với lời hô hào của chính người Mỹ, về tinh thần tôn trọng các Hiệp ước quốc tế, mà phần lớn Mỹ là tác giả.

             Ai cũng biết, Hồi và Ấn , dã không chịu ký tên vào Hiệp ước NPT, lại tự ý phát triển sản xuất bom NT, nên đã bị Hoa Kỳ trừng phạt bằng biện pháp cấm vận kinh tê-quân sự. Ðiều này, Mỹ cũng đang muốn áp dụng với Ba Tư, Bắc Hàn và các nước khác, không chịu theo lệnh kiểm soát của Cơ quan Nguyên tử Quốc tế (IAFA) . Nhưng khi Tổng thống Hồi Quốc Pervez Musharraf theo Mỹ chống Taliban, thì Hoa Kỳ đã như muốn quên ngay lệnh cấm vận với nước này. Riêng Ấn Ðộ, một đồng minh chiến lược mới của Mỹ tại Nam Á, trong Liên Minh Quân Sự chống Trung Cộng, chẳng những được bỏ lệnh cấm vận, mà Hoa Kỳ còn yêu cầu, được giúp đở và viện trợ kỹ thuật cho nước này. Bất công như vậy, trách sao Bắc Hàn, Ba Tư luôn chống đối và coi thường nước Mỹ. Ðây cũng là lý do, khiến cho thế ngoại giao của Mỹ càng lúc càng thất bại, lẽ loi, mất đồng minh kể cả những nước đang ngửa tay xin tiền Mỹ như Phi Luật Tân, Ai Cập, Thái Lan, Nam Hàn.

            Tháng 12-2010 Tổng Thống Mỹ đang vận động Quốc Hội đồng thuận, để sớm ký Hiệp Ước “ cắt giảm vũ khí chiến lươc với Nga “ cũng không ngoài mục đích “ thủ lợi “ như quá khứ người Mỹ đã làm .

Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 11-2010
HỒ ÐINH

Thursday, November 25, 2010

VÁN BÀI LIÊN MINH VIỆT MỸ, QUA CÁC CHUYẾN VIẾNG THĂM CỦA HAI PHÍA



            Tới nay, qua bộ máy tuyên truyền của đảng, khiến cho ai cũng tin rằng người Mỹ hiện rất cần “ cái thị trường to lớn béo bở của VN “, vì vậy CSVN muốn đòi hỏi bất cứ điều gì Hoa Kỳ cũng phải cung ứng đầy đủ, kể cả sự hy sinh “ dân chủ, nhân quyền “ mà nước Mỹ luôn coi là mục tiêu tối hậu của mình, qua bất kỳ tổng thống nào dù thuộc đảng cộng hòa hay dân chủ . Ðiều này cũng đã được nhiều nhà chính trị trên thế giới đồng thuận khi đem hai tập đoàn đại tư bản Mỹ đang làm ăn tại VN là Bill Gate và Intel ra chứng minh, rồi kết luận “ chính quyền Mỹ bị các tập đoàn tài phiệt giựt dây nên chỉ biết phục vụ cho đại tư bản “.

            Giờ thì ai cũng biết rõ ràng, CSVN luôn che dấu sự thật để thổi phòng và bóp méo lịch sử . Bởi vậy ở đâu Hà Nội cũng to miệng tuyên bố “ cần quan hệ kinh tế nhưng không được can thiệp vào nội bộ lẫn nhau “.Chính những lời quảng cáo này, đã khiến cho Hoa Kỳ “ phải lật ngữa con bài tẩy trong ván bài quan hệ chiến lược “ giữa ba nước Việt Nam-Trung Cộng và Hoa Kỳ, qua các chuyến thắm viếng giữa các phía.

            Tất cả gần như là những trận hỏa mù, mà Hoa Kỳ cố tính thả ra để cho VC càng lúc càng thấy mình quan trọng và cần thiết nhất tại Ðông Nam Á, đến độ Mỹ chỉ được đóng vai trò bảo vệ cho đảng CSVN mà thôi, duy nhất chỉ vậy và đó cũng là ý nghĩa của “ sự quan hệ chiến lược “ mà Hà Nội đã vọng tưởng.

            CSVN ngày nay gần như khinh thường tất cả công luận thế giới, trong đó có cả Liên Âu, Úc, Canada.. là những thị trường to lớn mà hàng hóa VN rất cần để mua bán trao đổi. Với Hoa Kỳ là đối tượng quan trọng nhất trong sự sinh tồn của VN chống lại Tàu đỏ, thì VC còn hung hản hơn, có thể nói là láo xược chẳng khác gì trước năm 1975, qua nhiều hành động khinh thường công pháp quốc tế, như vụ hạ nhục và chụp mũ “ khủng bố “ bà Dân Biểu Loretta Sanchez, từ Mỹ sang Hà Nội thăm vợ các nhà tranh đấu đang bị cầm tù. Chẳng những Hà Nội lên mặt dạy bảo Hoa Kỳ về luật pháp, ngoại giao.. khi ngạo nghễ xua Công An ngang nhiên đàn áp bắt bớ những người chống đối đảng, mà còn viết báo phỉ báng Hạ Viện Mỹ khi cơ quan này đồng thanh (100%) chỉ trích hành động vi phạm nhân quyền tại VN.

            Trước những sự kiện nổi điên đột ngột của CSVN có thể nói là hung hãn chưa từng thấy, tại sao vậy ? Ðó là vì VC tự mình quá huyển hoặc về cái gọi là “ thế chiến lược của mình “ trên bàn cờ chính trị thế giới, đặc biệt là sự liên quan với Trung Cộng và Hoa Kỳ. Trong ảo tưởng đó, khiến cho VC tưởng rằng thiên hạ ai cũng phải cần tới mình, vì vậy sẽ không có ai kể cả người Mỹ, dám ngăn cản chống đối sự ngang ngược lố lăng, hành động cướp bốc khủng bố đồng bào trong nước.

            Sau nhiều năm mở cửa, phát triển kinh tế theo tư bản chủ nghĩa, Trung Cộng ngày nay đã trở thành một cường quốc thật sự về mọi mặt, kể cả việc thám hiểm không gian vũ trụ. Ðây là một nguy cơ thật sự đối với VN vì sự tiếp giáp địa lý, nên dù muốn hay không, người Tàu lúc nào cũng coi vùng này như một tiền đồn, ngăn cản họ trên đường bộ tiến xuống vùng Nam Á. Ðó cũng là lý do Hoa Kỳ đã phải thay đổi chiến lược để phù hợp thực tại, ngược lại Trung Cộng thì muốn biến VN thành một chư hầu, để ngăn cản sự hiện diện của Hoa Kỳ tại tiền đồn sát nách mình. Ðó là cục diện khiến VC lên mặt với thế giối ngày nay.

            Cũng vì không muốn VN bị lệ thuộc hẳn vào đế quốc đỏ, để rồi trở thành vết dầu loang nhuộm đỏ các đồng minh của mình trong vùng như Thái Lan, Mã Lai Á, Tân Gia Ba, Nam Dương.. nên Hoa Kỳ qua nhiều đời Tổng Thống từ năm 1990 tới nay, mà cao điểm là thời TT W.Bush đã chủ động tìm tới kết thân với VC, vực dậy “ một cái xác chết chưa chôn “ như TT Nixon đã làm với Trung Cộng từ năm 1972 “, qua những khai thông bế tắc của VN trên con đường hội nhập vào quốc tế, qua sự giúp đở đầu tư, bảo trợ vay nợ cũng như mở rộng thị trường Mỹ, để nâng đở hàng hóa xuất cảng của VN.

            Tất cả những hành động trên của Hoa Kỳ, chẳng những giúp VN phát triển về kinh tế, mà còn được coi như là một bảo đãm về chính trị trong vùng, khiến cho Trung Cộng cũng phải xét lại thái độ và hành động của mình, mà bớt đi phần nào sự hung hăng bắt nạt VN như trước. Nhưng VC quá tham lam và đần độn, đã không tự nhận biết mình là ai và đang đứng ở chổ nào, giống như thời kỳ trước, cứ hung hăng phách lối, ngay cả lúc Nguyễn Minh Triết tới Mỹ cầu cạnh nguời nhưng miệng cứ “ Trung Cộng vẫn là đối tác hàng đầu của VN “.Trước những chuyện đầy lố bịch trong quan hệ Mỹ-VC, nhiều người đã thắc mắc rằng “ VC có ưu tiên gì khiến cho người Mỹ phải chịu nhượng bộ, kể cả vùi dập luôn danh dự của một siêu cường đứng đầu thế giới, khi làm lơ để dung dưỡng cho VC đàn áp khủng bố bốc lột đồng bào VN ?

            Nói một cách thẳng thừng, thì chính VC là kẻ phải nhờ sự giúp đở của Hoa Kỳ để sống còn trước Trung Cộng. Nhìn lên bản đồ Ðông Nam Á ngày nay, VN thật sự không chiếm giữ một vai trò chiến lược nào, ngoài việc có chung biên giới và lãnh hải với Trung Cộng. Những bài học địa lý chỉ có giá trị trong các thập niên 40-50 của thế kỷ XX, được VC thổi phồng trong các sách giáo khoa nhồi sọ trẻ em trong nước, nay đã lổi thới trước xu hướng phát triền toàn cầu và cũng không phải là cửa ngõ duy nhất để vào khu vực Ðông Nam A,Ử mà chỉ là con đường bộ để đi vào các tỉnh Nam Trung Hoa. VN cũng không phải là một vị trí chiến lược quan trọng trong hải lộ Thái Bình Dương, nếu so với các nước Phi luật Tân, các đảo Hoàng Sa, Hải Nam, Hồng Kông (thuộc Trung Cộng) dù VN có bờ biển dài trên mấy ngàn cây số. Tóm lại, ngoài Trung Cộng cần tới VN, tất cả các nước khác kể cả Nga và Hoa Kỳ đều không cần dùng tới cửa ngõ VN nhưng họ vẫn vào được vùng Ðông Nam Á.

            Tóm lại cái gọi là chiến lược mà VC đang huênh hoang khắp thế giới và Hoa Kỳ, chỉ là vấn đề sống còn của VN trước sự bành trướng của Trung Cộng. Biển Ðông, cửa ngõ của VN hướng ra thế giới bên ngoài, thật sự đâu có khác gì cái ao trong biển Thái Bình, nên chẳng ăn nhập gì tới eo biển Malacca thuộc địa vực ba nước Tân Gia Ba, Nam Dương và Mã Lai Á, là huyết mạch trên hải lộ từ Ấn Ðộ Dương tới Thái Bình Dương.

            Nên nếu có chiến tranh với Trung Cộng, dù có VN hay không, Hoa Kỳ vẫn có đủ chiến lược đối đầu với Tàu, qua các vị trí tại Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai Á, Tân Gia Ba.. Khi có chuyện xãy ra, chính VN mới là nước bị đe dọa trực tiếp. Nói một cách khác, tất cả các nước ở Ðông Nam Á trong đó có VN, đều cần tới sự bảo vệ giúp đỡ của Hoa Kỳ. Như vậy trong “ ván bài quan hệ chiến lược “, dù Hà Nội hung hăng tráo trở, nhưng mọi người đều thấy rõ thực chất “ VC là đồng minh của ai ?” và chính ai mới cần tới ai trong ván cờ chiến lược toàn cầu ? Bi hài nhất trong vở kịch đồng minh chiến lược “ VC - Hoa Kỳ “ vẫn là “ chống Mỹ cứu nước “ mà CSVN đã liên tục đầu độc qua nhiều thế hệ VN trước và sau 1975, qua tài liệu sách báo bảo tàng và mới nhất là vụ kiện chất độc màu da cam, như là tội ác của Mỹ trên đất Việt. Như vậy chẳng lẽ Hoa Kỳ ngu muội đến mức phải hy sinh danh dự của một siêu cường, để bao che cho một đảng cướp đang khủng bố đồng bào và chà đạp nhân quyền, dân chủ trong nước ?.

            Trước chuyến đi Mỹ của tập đoàn Nguyễn Minh Triết, nhiều dấu hiệu cho thấy đã có sự trục trặc trong quan hệ chiến lược giữa VC và Hoa Kỳ. Cái ngu nhất của VC là công khai để lộ nguyên hình thân Tàu quá lộ liễu, nhất là lúc đang đi dây giữa Trung Cộng và Mỹ để hưởng lợi. Không như lúc trước đứng làm ngơ hay phản ứng cho có lệ, lần này Hoa Kỳ đã phản ứng thật mạnh mẽ trước hành động đàn áp nhân quyền và dân chủ tại VN.

            Năm 1927, Tổng thống Coolidge và phu nhân mở tiệc khoản đãi các phái bộ ngoại giao. Trong bữa tiệc, người ta xếp phu nhân của đại sứ Bỉ ngồi cạnh viên đại sứ đầu tiên của Ðức, kể từ sau Ðại Chiến lần thứ I (1914-1918), đồng thời còn kiêm thêm chức giám đốc KRUPP. Vị phu nhân trên đã tuyên bố thẳng thừng trước mặt mọi người “ Tôi không ngồi cạnh tên sát nhân này “.Tái mặt trước một sự kiện bất ngờ, các viên phụ tá tức tốc phải đổi chỗ ngồi cho bà. Sau đó, Tổng thống Coolidge ra lệnh cho Bộ Ngoại Giao chỉ định một trưởng ban Nghi lễ tại Bạch Cung để lo việc tiếp tân.

             Ðiều này cho thấy người Mỹ rất coi trọng tới các qui tắc ngoại giao nhưng tại sao lại cắt bỏ các nghi lễ , khi đón tiếp Nguyễn Minh Triết tại Bạch cung lúc y sang thắm Mỹ quốc ? Sự kiện này đối với các nước dân chủ văn minh là một biến cố lớn làm nhục quốc thể nhưng với CSVN lại là một chuyện bình thường, vì nhiệm vụ của Triết tới đây, chỉ để cầu cạnh Hoa Kỳ đổ tiền vào nuôi béo đảng và sự giúp đỡ về kinh tế, quân sự cho VN. Tóm lại ngày nào Chính phủ Hoa Kỳ còn chưa tỏ rõ lập trường chính trị dứt khoát đối với VC, chừng đó đừng mong đảng dừng tay hay nhân nhượng với ai về nhân quyền, dân chủ.

            Tháng 5-1989, khắp nước Tàu rung chuyển trước phong trào đòi dân chủ của giới trẻ và sinh viên học sinh, chống lại chủ nghĩa khủng bố cùng bọn lãnh tụ già nua tham quyền háo lợi chóp bu đảng. Bất chấp nguyện vọng và quyền sống của dân nước cùng dư luận của thế giới, Ðặng Tiểu Bình đã tàn nhẩn ra lệnh cho quân đoàn 27 phối hợp với công an, bộ đội Bắc Kinh, dùng xe tăng, trọng pháo, các loại súng liên thanh, trực xạ xối xã vào đám đông đang biểu tình đòi quyền sống, trong tay không có vũ khí. Cuộc thảm sát đã giết chết hằng vạn đồng bào mình, vào ngày 4-6-1989, biến quảng trường Thiên An Môn thành cảnh núi xác sông máu, đã làm hiện nguyên hình lũ bạo chúa thời đại của thiên đàng vô sản chuyên chính, để cho nhân loại nguyền rũa đời đời. Nhưng bạo tàn xưa nay sớm muộn gì cũng bị tiêu diệt, bởi vậy các chế độ cọng sản tại Ðông Âu đua nhau sụp đổ vào năm 1989.

Trong lúc chính thành đồng Mác-Lê Liên Xô cũng đang tơi tã vì bánh xe lịch sử đã xoay chuyển một cách quá bất ngờ, thì tại Lỗ Mã Ni vào ngày 2-8-1989, trước nhiều ký giả Tây Phương, vợ chồng bạo chúa Nicolae Ceausescu vẫn láo xược thách thức với nhân loại, rằng xã hội chủ nghĩa sẽ bách chiến bách thắng.. Rồi cũng như tại Thiên An Môn mấy tháng trước, Caeusescu ra lệnh cho công an, mật vụ dùng trực thăng, xe tăng, súng các loại, tàn sát tất cả những người biểu tình phản đối, trong đó có rất nhiều người già, đàn bà và trẻ nít. Trước cảnh bắn giết người dân vô tội khắp nơi, mà đẳm máu nhất tại thành phố Timiosara, nên quân đội Lổ đã phải đứng dậy, sát cánh cùng với toàn dân, tiêu diệt bầy ưng khuyển công an-mật vụ, treo cổ vợ chồng tên đồ tể Ceausescu, chấm dứt chế độ độc tài cọng sản tại nước này.

            Năm 1978, tướng Ion Mihai Pacepa trưởng cơ quan tình báo Lỗ, cũng là người rất được vợ chồng Ceausescu tín nhiệm hết mực nhưng không biết vì lý do gì, đã bỏ đảng, chạy vào Sứ quán Hoa Kỳ tại Bonn (Tây Ðức) để xin tị nạn chính trị, đồng thời viết hồi ký công bố tội ác của đảng cọng sản Lổ . Nhờ vậy, thế giới văn minh mới phần nào biết được chuyện thâm cung bí sử nơi thiên đàng xã nghĩa, trong đó có chuyến công du “ thăm Hoa Kỳ “ của vợ chồng Ceausescu vào năm 1978. Cũng qua hồi ký trên mới biết, từ năm 1972 đảng cọng sản Lỗ đã phát động một chiến dịch có tên “ Chân Trời “, nhằm mục đích tuyên truyền dụ dổ các nhà tư bản Tây Phương nhẹ dạ, qua lợi nhuận hứa hẹn cùng vàng bạc mua chuộc, để giúp đảng đề cao hình ảnh lãnh tụ “ Ðộc tài khát máu Ceausescu “, trên các diễn đàn kinh tế và chính trị quốc tế. Cuối cùng tên khát máu cũng đã đạt được mục tiêu chiến lược, qua các cuộc gặp gở, móc nối với đủ loại thủ lĩnh, từ nguyên thủ quốc gia cho tới các bố già xếp trùm buôn lậu khủng bố quốc tế, mà đỉnh cao là cuộc gặp mặt tổng thống Mỹ lúc đó là J.Carter, tại Tòa Bạch Ốc vào năm 1978.

            Nhưng tin tức trên đã bị lộ, bởi vậy khi máy bay vừa tới phi trường quốc tế Kennedy tại New York, vợ chồng tên độc tài đã được hơn 5000 người Hung và Lỗ tị nạn, dàn chào biểu tình la hét đã đảo ngay trước cửa Waldorf Astoria, lối ra khỏi sân bay dẫn về thành phố Nửu Ứớc. Báo hại đoàn xe phải dùng đường hầm ngả hậu, mới thoát được trận cuồng nộ trùng trùng của kiều bào. Tại khách sạn nơi phái đoàn Lổ dừng chân, một rừng người biểu tình khác cũng đông đảo không thua gì tại phi trường, gần như bít hết mọi lối vào với vách biểu ngữ, biển cà chua, trứng thối và bão âm thanh, cuồng nộ gào thét, đã đảo như xé tan bầu trời nước Mỹ, khiến cho pho tượng Nữ Thần Tự Do cũng xao động vì phải chứng kiến sự biến thái của chính quyền Mỹ lúc đó, chỉ vì lợi mà đánh mất cái danh dự của một nước đang dẫn đầu khối thế giới tự do .

Trên đường về, chiếc xe Cadillac màu đen của vợ chồng bạo chúa nước Lỗ, được cà chua trứng thối nhuộm thành màu đỏ máu. Ngay lúc xe vào được bên trong, vẫn còn bị đoàn biểu tình ngăn lối, may nhờ có một lực lượng hùng hậu gồm cận vệ Lỗ, FBI và cảnh sát Mỹ tận tâm bảo vệ, mới đưa được vợ chồng tên khủng bố lên phòng, lúc đó gần như chỉ còn là hai cái thây người không hồn, vì quá sợ hải, trước đám đông muốn phanh thây xé xác mình.

‘ Tên giết người, tên tội phạm ! Ceausescu, Idi Amin ‘ những tiếng la hét đả đảo cọng sản khát máu, được khuếch đại qua loa phóng thanh, từ dưới phố tràn vào căn phòng ngủ của vợ chồng bạo chúa cao tít tận tầng lầu 28, khiến không ai nuốt trôi vào miệng, những món cao lương mỹ vị dành cho bửa ăn tối, do chính đầu bếp của đảng, mang từ Lổ sang nấu nướng trong khách sạn. Mọi thức ăn uống của Vua và Hoàng hậu đỏ, trước khi dọn lên bàn ăn trong phòng ngủ, cũng đã được viên tướng quân y tên Popa, kiểm tra, khử độc và nếm thử nhiều lần bằng máy móc cũng như miệng mình.
           
            Rõ ràng lích sử đã tái diễn tại nước Mỹ, năm 1978 vợ chồng tên độc tài cộng sản khát máu nước Lỗ bị đồng bào mình, làm cho nhục nhã nơi xứ người. Ba mươi bảy năm sau, từ 19-6-2005 tới gần đây, từ Phan Văn Khải, Nguyễn Minh Triết tới Nguyễn Tấn Dũng, đại diện cho đảng cọng sản , bạo tàn tham nhũng, đang hà khắc cai trị nước VN bằng thủ đoạn của kẻ xâm lăng chiếm đóng, đồng thời cũng là những thương nhân đứng đầu tập đoàn tư bản đỏ, hiện là thành phần giàu có nhất nước với tiền tỷ núi vàng, tới Hoa Kỳ với mục đích như vợ chồng bạo chúa nước Lỗ thuỡ trước, qua lớp võ hào nhoáng ngoại giao nhưng thực chất là tung tiền kiếm được bằng tham nhũng, bán nước, buôn dân VN, để mua dư luận báo chí truyền thông, để vừa đánh bóng đảng cầm quyền, vừa rao món hàng 80 triêu lao động trong nuớc.. Tại đây, những chóp bu trên và đoàn tuỳ tùng đông đảo hơn vài trăm nguời, từ chủ cho tới tớ, tên nào mặt mũi cũng no tròn, quần áo bãnh bao, ngự trên những chiếc xe hơi sang đẹp đắt giá. Ðó là tiền vàng mà đảng kiếm được, từ máu thịt, mồ hôi nước mắt của đồng bào và từng tất đất quê hương đem dâng bán cho ngoại bang trong ba mươi lăm năm qua.

Sự may mắn của tập đoàn VC là ở đâu trên đất Mỹ, chúng cũng được đồng đô la bảo vệ chặt chẽ, nên không hưởng được những sự căm thù nguyền rũa tận mặt của hằng trăm ngàn nạn nhân như tên Trần Trường từng nếm trong quá khứ. Tóm lại, người Việt bây giờ không giống như trước năm 1975, qua kinh nghiệm cả trăm lần, bị các lãnh tụ dụ dỗ lường gạt để bán mạng cho chúng một cách mù quáng, nên đã không còn ai, kể cả đảng viên hiện sống trong nước, tin nghe nhửng lời láo hứa và tuyên truyền rẽ mạt của VC hay những đài, báo tiếng Việt ở hải ngoại, ham tiền đang làm công cụ cho ngụy quyền.

Suốt một thập niên qua, khi thế giới đi vào xu hướng toàn cầu hóa thì chủ nghĩa khủng bố cũng thay đổi bộ mặt và là công cụ phục vụ cho bọn lãnh đạo độc tài khắp năm châu, trong đó có đảng VC. Tại Hoa Kỳ sau biến cố lịch sử 9-11-2001, làm sụp đổ hai tòa cao ốc tại khu thương mại quốc tế ở New York, thì Tổng thống W.G.Bush luôn nói tới việc diệt trừ khủng bố mà ai cũng đã thấy qua các cuộc chiến tại A Phú Hản, Iraq, Phi Luật Tân.. vừa giúp Hoa Kỳ nhổ cỏ tận gốc tổ chức khủng bố Al-Qaeda, mà còn có cớ trở lại vùng Ðông Nam Á Châu, để lập lại những căn cứ chiến lược đã bỏ trống, từ sau khi rút khỏi Nam VN, với mục đích ngăn chống sự bành trướng của Trung Cộng xuống khu vực. Trong chiến lược toàn cầu này, CSVN được cả Trung Cộng và Hoa Kỳ để ý tới vì bản chất chịu làm đầy tớ bất cứ ai, miễn các ông chủ chịu bỏ tiền mướn thích đáng và trên hết là phải hứa bảo vệ mạng sống cá nhân cho lãnh tụ và sự tồn tại của đảng.

Ðó là lý do Hoa Kỳ đã chon liên minh quân sự với kẻ thù VC, qua lời tuyên bố công khai của đại sứ Mỹ tại VN là Marine vào ngày 3-2-2007. Sau đó còn công khai khiêu khích Trung Cộng, khi bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí, để VC từ nay tha hồ mua chịu quân nhu đạn dược của lái súng Hoa Kỳ, giúp tối tân quân đội VN vốn đã tuột dốc thê thãm vì tham nhũng, nên mạnh ai nay chỉ lo làm giàu. Có thể vì vậy, mà nhiều đời Tổng thống Mỹ bất chấp dư luận phê phán của thế giới, quên hết những lời tuyên bố mạnh mẽ trước kia, là chống các chế độ chuyên chế độc tài, để vực dậy cái xác chết chưa chôn của đảng CSVN, bằng hành động tô son đánh phấn, cho chủ nghĩa toàn trị, qua các thái độ thật đột ngột, khiến ai cũng phải khựng điếng , trước những ban phát liên tiếp nhiều ân huệ, của Tổng Thống W.Bush, dành cho đảng CSVN, từ việc bỏ tên Bắc Bộ Phủ ra khỏi danh sách CPC để đảng có điều kiện tổ chức hội nghị APEC tại Hà Nội với sự hiện diện của nhiều nguyên thủ quốc tế trong đó có Mỹ. Kế tiếp là cho qui chế PNTR và sau cùng được gia nhập WTO, coi như những thắng lợi vàng ròng, giúp đảng VC vẽ vang trên các diễn đàn ngoại giao quốc tế. Vì vậy, nên Mỹ đã làm ngơ trước sự bạo tàn của đảng, để chúng mặc sức khủng bố đồng bào.

             Bài học lịch sử đã quá rõ ràng, cho thấy xưa nay “ tự do được cho không, hoàn toàn chỉ là đồ giả mạo “ nên người dân bất cứ ở đâu muốn hưởng được tự do, dân chủ thật sự, thì phải dấn thân đấu tranh để giựt dành lấy nó. Ðây là động cơ chính, đã thúc đẩy triệu triệu người Việt cả nước, trong ba mươi lăm năm qua, kể từ ngày bị sống dưới ách nô lệ mới của đảng Cộng Sản, phải liều chết vượt biển tìm tự do, đồng thời tranh đấu không ngừng nghĩ, cho nền dân chủ thật sự của đất nước, qua khắp các nẻo đường lưu vong nơi hải ngoại. Tóm lại chừng nào VN còn độc tài khủng bố, ngày đó người Việt vẫn còn đấu tranh không ngừng, bởi vì đây là cuộc cách mạng đúng nghĩa của tuyệt đại đa số đồng bào thầm lặng không hề có tham vọng chính trị, trong đó có rất nhiều người lính già Miền Nam và con cháu của họ dấn thân tham dự.

            Liên minh chiến lược với Hoa Kỳ hay bất cứ một quốc gia nào chăng nữa, trước hết VN phải được độc lập có chủ quyền thật sự như Nam Hàn, Nam Dương, Ðài Loan, Mã Lai Á.. Còn hiện nay CSVN đang đô hộ VN, không hơn không kém chỉ là một quận huyện thuộc Tàu đỏ, thì có tư cách gì để quyết định “ chuyện nước non “ với Trung Cộng hay Mỹ ?!

           
Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 11-2010
Mường Giang

Wednesday, November 17, 2010

Tập thể người Mỹ gốc Việt là những người tỵ nạn cộng sản, không bao giờ chấp nhận ngày Quốc Khánh Cộng Sản


Thống Đốc Arnold Schwarzenegger (Cộng Hòa), 
Thị Trưởng San Francisco Gavin Newsom (Dân Chủ, và cũng vừa đắc cử Phó Thống Đốc California vào tháng 11 năm 2010 vừa qua), và Phó Chủ Tịch Thượng Viện California Leland Y. Yee (Dân Chủ) đã gởi thư và Tuyên Cáo cho Tổng Lãnh Sự Cộng Sản Lê Quốc Hùng để công nhận ngày 2 tháng 9 là Ngày Quốc Khánh Việt Nam và cũng là Ngày Truyền Thống của cộng đồng Người Mỹ Gốc Việt, và khen ngợi tên Việt cộng Lê Quốc Hùng đã khéo léo lãnh đạo cộng đồng người Mỹ gốc Việt.


Đây là một sự sai trái, phi lý, lố bịch, ngược ngạo vì tập thể người Mỹ gốc Việt là những người tỵ nạn cộng sản, không bao giờ chấp nhận ngày Quốc Khánh Cộng Sản và luôn chống đối tập đoàn cộng sản trong đó có tên tổng lãnh sự và đại sứ cộng sản. Bọn chúng không thể nào là lãnh đạo của cộng đồng người Mỹ gốc Việt được.



XEM TAI LIEU CONG NHAN VIET NAM CONG HOA CUA CAC NHAN VAT CHINH TRI HOA KY DUOI DAY

GOVERNOR OF CALIFORNIA RECOGNIZE THE REPUBLIC OF VIETNAM FLAG 
 
Executive Order S-14-06 by the Governor of the State of California honoring the Vietnamese Heritage Flag

WHEREAS California is the home to approximately 500,000 Vietnamese immigrants; and

WHEREAS the Vietnamese-American community has made positive contributions to the historical, cultural, educational, and economic prosperity of California; and

WHEREAS Vietnamese-Americans remain vigilant in opposing tyranny of all forms, actively supporting human rights for all people, and celebrating the principles of democracy, justice, and tolerance upon which our nation was founded; and

WHEREAS the flag of the former Republic of Vietnam, with three red stripes upon a field of yellow, and dating back to 1948, has been and will continue to be a symbol of resilience, freedom, and democracy to many Vietnamese-Americans in California; and

WHEREAS the flag of the former Republic of Vietnam is an important symbol in the history of Vietnamese-Americans and is now known as the Vietnamese Freedom and Heritage Flag; and

WHEREAS the vast majority of California's Vietnamese-Americans embrace the yellow and red-striped Freedom and Heritage Flag as the symbol of the Vietnamese-American community.

NOW, THEREFORE, I, ARNOLD SCHWARZENEGGER, Governor of the State of California, formally recognize the Vietnamese Freedom and Heritage Flag as the official symbol of the California Vietnamese-American community and support the efforts of California's Vietnamese-American community to promote freedom and democracy. By virtue of the power and authority vested in me by the Constitution and statutes of the State of California, I do hereby issue this Order to become effective immediately:

The Vietnamese Freedom and Heritage Flag may be displayed on the premises of state buildings in connection with a state-sponsored Vietnamese-American ceremonial event, consistent with rules and protocol regarding the proper display of the United States and the State of California flags, including the provisions of title 4, chapter1 of the United States Code.

I FURTHER DIRECT that as soon as hereafter possible, this Order be filed in the Office of the Secretary of State and that widespread publicity and notice be given to this Order.

IN WITNESS WHEREOF I have hereunto set my hand and caused the Great Seal of the State of California to be affixed this 5th of August 2006.

________________________________
ARNOLD SCHWARZENEGGER
Governor of California
ATTEST:
________________________________
BRUCE McPHERSON
Secretary of State

Sắc Lệnh Số S-14-06 của Thống Đốc Tiểu Bang California
Công Nhận Lá Cờ Truyền Thống Của Người Việt Nam

XÉT RẰNG California lả nơi sinh sống cũa khoảng 500.000 di dân người Việt Nam; và

XÉT RẰNG cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã đóng góp tích cực vào sự phồn thịnh về lịch sử, văn hoá, giáo dục, và kinh tế của California; và

XÉT RẰNG người Mỷ gốc Việt luôn luôn cẳnh giác chống lại độc tài dưới mọi hình thức, tích cực ủng hộ quyền làm người cho mọi dân tộc, và đề cao các nguyên tắc dân chủ, công lý, và khoan dung là những giá trị chính đáng xây dựng nên quôc gia chúng ta, và

XÉT RẰNG lá cờ của nước Việt Nam Cộng Hòa cũ, với ba sọc đỏ trên nền vàng, và đã sử dụng từ năm 1948, vẫn là và sẽ luôn luôn là biểu tượng của sự kiên trì, tinh thần tự do và dân chủ của người Mỹ gốc Việt tại California, và

XÉT RẰNG lá cờ của nước Việt Nam Cộng Hòa cũ là một biểu tượng quan trọng trong lịch sử của người Mỹ gốc Việt và nay được xem là lá cờ Truyền Thống của Người Việt Tự Do; và

XÉT RẰNG đại đa số người Mỹ gốc Việt tại California xem lá cờ Truyền Thống và Tự Do màu vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt;

BỞI THẾ NÊN, TÔI, ARNOLD SCHWARZENEGGER, Thống Đốc Tiểu Bang California, chính thức công nhận lá cờ Truyền Thống Của Người Việt Tự Do là biểu tượng chính thức của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại California và ủng hộ nỗ lực của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại California trong công cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ. Với thẩm quyền do Hiến Pháp và Luật Tiểu Bang California trao cho tôi, nay tôi ban hành Sắc Lệnh này với hiệu lực ngay lập tức.

Lá cờ Truyền Thống của Người Việt Tự Do được phép treo tại các công sở tiểu bang trong những buổi  lễ của người Mỹ gốc Việt được tiểu bang bảo trợ theo đúng các nguyên tắc và nghi thức về việc treo cờ Hoa Kỳ và cờ tiểu bang California, theo các điều khoản thuộc Tiết 4, chương 1 thuộc Bộ Luật Hoa Kỳ.


TÔI RA LỆNH THÊM rằng, Sắc Lệnh này được đệ nạp tại Văn Phòng Bộ Trưởng Tiểu Bang và loan báo rộng rãi càng sớm càng tốt.

VỚI SỰ CHỨNG THỰC DƯỚI ĐÂY tôi đặt bút ký và cho gắn dấu đại ấn của Tiểu Bang hôm nay ngày 5 tháng 8 năm 2006.

ARNOLD SCHWARZENEGGER
Thống Đốc California

LÀM CHỨNG
BRUCE McPHERSON
Bộ Trưởng Tiểu Bang



Bản dịch: Thư Chúc Tết 2008 gởi Cộng Đồng Tỵ Nạn Việt Nam của Thị Trưởng San Francisco Gavin Newsom
11/01/2008

Các Bạn Thân mến,

Thay mặt cho Tòa thị chính San Francisco, Tôi xin trân trọng gửi những lời chào mừng ấm nồng nhất tới các Bạn trong dịp chúng ta đón chào Tết Âm lịch  vào ngày 14 tháng Hai sắp tới và đánh dấu cho Tân niên Mậu Tý.
 

Đây là một hân hạnh với tôi để chia xẻ sự kiện đặc biệt này cùng với Cộng đồng Việt nam tại San Francisco, một bộ phận quan trọng trong lịch sử lâu đời của thành phố San Francisco.
Vào ngày 3 tháng 2 năm 2008, Hội Tết Việt Nam thường niên lần thứ 12 sẽ được tổ chức để cháo đón Tết Nguyên Đán, một trong những ngày trọng đại nhất của phong tục người Việt nam. Từ sự bắt đầu chập chững năm 1997, Hội Tết thường niên đã trở thành một sự kiện hết sức thành công, là nơi tụ hội của người Việt để cùng nhau vui mừng và vun đắp những ý tưởng tốt đẹp.
Tôi rất tự hào vì mình là Thị trưởng của một thành phố có sự chú trọng lâu dài về sự những nghi lễ đa sắc tộc.San Francisco là một thành phố tự hào vì tính đa sắc tộc của nó và sự kiện này chính là một cách để chào mừng nền văn hóa đa dạng của vùng Vịnh San Francisco. 
Tôi hoan nghênh sự nỗ lực của tất cả những cá nhân đã giúp cho Hội Tết này thành hiện thực năm nay. Chúc mừng cho sự tiếp nối trong sự kiện văn hóa cổ truyền này, và chúc Quý vị một Năm mới An Khang Thịnh vượng. 
Với sự quan tâm nhiệt tình nhất,
 
 
Gavin Newsom
Thị Trưởng
Thị Trưởng San Francisco đứng trên khán đài trao Bằng Tuyên Dương cho Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn San Francisco, và Thị Trưởng Gavin Newsom vui vẻ tham dự Hội Tết 2009 với cộng đồng tỵ nạn cộng sản.

Thống Đốc California ký sắc lệnh vinh danh cờ vàng

WESTMINSTER, California (NV) - Ngay trước cửa thính đường Rose Center thành phố Westminster, với sự ủng hộ mạnh mẽ của khoảng 350 người Việt Nam, Thống Ðốc Arnold Schwarzenegger ký sắc lệnh công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là cờ truyền thống của người Mỹ gốc Việt. Với sắc lệnh này, tất cả các công sở của chính quyền tiểu bang California đều có thể dùng cờ vàng ba sọc đỏ trong những lễ nghi của người Mỹ gốc Việt.
“Thật là tuyệt vời đến đây hôm nay để ký sắc lệnh vinh danh tự do cho Việt Nam , để vinh danh hơn nửa triệu người Việt Nam đã chọn California làm nơi sinh sống và để người Việt Nam từ nay được chính thức treo lá cờ của mình tại các buổi lễ của tiểu bang.” Ðó là lời mở đầu của Thống Ðốc Arnold Schwarzenegger, sau khi ông được bà Margie Rice, Thị Trưởng Westminster, giới thiệu và khai mạc buổi lễ.
Thống Ðốc Schwarzenegger nói tiếp: “Cộng đồng Việt Nam đã đóng góp quá nhiều cho tiểu bang này với khoảng hơn 4,000 cơ sở thương mại tại Little Saigon, hơn 50,000 cơ sở thương mại khắp tiểu bang và đóng góp khoảng 6.6 triệu đô la mỗi năm. Cộng đồng Việt Nam hiện có mặt khắp nơi trong chính quyền tiểu bang. Quý vị có một chánh án, một dân biểu tiểu bang, nhiều thành viên trong khu học chánh cũng như các hội đồng thành phố.”
Nhân dịp này, ông Thống Ðốc cũng chia sẻ nguồn gốc di dân của mình với cộng đồng Việt Nam . Ông nói: “Bản thân tôi cũng là một di dân đến đây hồi thập niên 1980. Quý vị đến đây hồi thập niên 1970. Tôi yêu nước Áo của tôi. Quý vị cũng yêu Việt Nam của quý vị. Tất cả chúng ta bây giờ đều cư ngụ tại Hoa Kỳ, một đất nước tuyệt vời nhất thế giới. Bản thân tôi và quý vị đều thành công tại đất nước đầy cơ hội này. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta quên nguồn gốc của chúng ta. Vì thế, tôi rất vinh dự được ký sắc lệnh này.”
Trong lúc Thống Ðốc Arnold Schwarzenegger nói, nhiều tiếng vỗ tay vang lên. Nhiều người cầm cờ vàng ba sọc đỏ và cờ Mỹ vẫy phất phới. Nhiều người hô to “Freedom for Vietnam” (Tự do cho Việt Nam), “Four More Years” (Bốn năm nữa), “Schwarzenegger 2008” (ý nói muốn ông xứng đáng làm tổng thống năm 2008) và “We love you” (Chúng tôi mến mộ ông)... Sát lề đường All American Way, cách chỗ ông Thống Ðốc đứng chừng 5 thước, hai nhóm người Việt Nam cầm hai lá cờ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ khổ thật lớn, chừng 5x3 mét.
Cũng gần đó, một nhóm ba người Việt Nam kéo lê trên lề đường một lá cờ đỏ sao vàng bằng hai sợi dây xích trắng và sau đó đứng dẫm đạp lên trên lá cờ này.
Kế đến Thống Ðốc Schwarzenegger giới thiệu Dân Biểu Tiểu Bang Lynn Daucher, một người mà ông cho rằng “đã sát cánh cùng ông điều hành công việc tại thủ phủ Sacramento.”
Bà Daucher nói: “Tôi và Dân Biểu Trần Thái Văn biết rằng để có một dự luật vinh danh lá cờ vàng thông qua phải mất nhiều năm. Vì thế, chúng tôi đã đến gặp và trình bày với ông thống đốc. Sau khi nghe trình bày, ông đã nói 'đúng, chúng ta phải làm điều này (vinh danh lá cờ vàng).' Cách đây hai ngày, ông Nguyễn Quốc Lân đã đưa tôi hơn 5,000 thỉnh nguyện thư có chữ ký của những người yêu cầu vinh danh lá cờ vàng.”
Sau đó, Dân Biểu Lynn Daucher đã giới thiệu Dân Biểu Trần Thái Văn phát biểu ý kiến. Dân Biểu Văn nói: “Hôm nay là một ngày lịch sử. Ðó là nhờ Dân Biểu Daucher và Thống Ðốc Schwarzenegger. Xin mọi người cho một tràng pháo tay thật lớn để cảm ơn họ.” Tất cả mọi người đều vỗ tay tán thưởng.
Dân Biểu Trần Thái Văn nói tiếp: “Kính thưa các bậc trưởng thượng, kính thưa quý vị, nhân sự kiện ông thống đốc ký sắc lệnh này, cộng đồng chúng ta hãy cầu nguyện nhiều hơn nữa cho chúng ta, cho sự đóng góp của chúng ta đối với Hoa Kỳ và đối với tiểu bang này.”
Trước khi ký sắc lệnh, mọi người đứng nghiêm và hát theo trong lúc quốc ca của Hoa Kỳ và Việt Nam được trổi lên. Sau đó, Thống Ðốc Arnold Schwarzenegger chính thức ký sắc lệnh S-14-06 được để sẵn trên một chiếc bàn nhỏ trong tiếng vỗ tay của mọi người. Ông thống đốc đã ký bằng hai cây viết. Sau khi ký, ông tặng một cây cho Dân Biểu Lynn Daucher và một cây cho Dân Biểu Trần Thái Văn.
Sau khi ký xong, ông Thống Ðốc Tiểu Bang đã được luật sư Dina Nguyễn, ứng cử viên Hội Ðồng Thành Phố Garden Grove, tặng một bó hoa và cài lên ngực áo của ông một huy hiệu có hình lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Sau buổi lễ, Dân Biểu Trần Thái Văn nói với báo Người Việt: “Tôi và Dân Biểu Lynn Daucher đã vận động nhiều ngày nay để Thống Ðốc Arnold Schwarzenegger hiểu rõ về nguyện vọng tự do của cộng đồng người Việt và ý nghĩa của lá cờ vàng. Có không ít những sự chống đối phá hoại nên công việc thuyết phục này thường phải diễn ra âm thầm cho đến mãi hôm qua.”
Vị dân biểu gốc Việt duy nhất tại Sacramento nói tiếp: “Dù Quốc Hội Tiểu Bang chưa thông qua Dự Luật SCR 17 về việc công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng dân chủ tự do của cộng đồng người Việt, nhưng sắc lệnh do thống đốc ký trong quyền hạn pháp quy đã có một nội dung mạnh mẽ nói lên điều mà cộng đồng chúng ta mong muốn.”
Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, Chủ Tịch Hội Ðồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove và là một thành viên của Ủy Ban Yểm Trợ Cờ Vàng, cho báo Người Việt biết: “Sắc lệnh hành pháp ngày hôm nay được thống đốc ký là một phương hướng khác để mà chúng ta đạt được mục đích. Nó có giá trị ràng buộc các cấp chính quyền tiểu bang. Ðây là bước đầu để mà lá cờ được công nhận.”
ChánhÁnNguyễn Trọng Nho, tòa thượng thẩm Orange County, cho rằng “lá cờ vàng như một sự khao khát dân chủ cho đồng bào ở quê nhà. Sắc lệnh ngày hôm nay được thống đốc ký là một sự cao quý của ông thống đốc đối với cộng đồng chúng ta... Tôi không nghĩ là Quốc Hội Tiểu Bang sẽ làm luật mà chỉ đưa ra một nghị quyết. Giá trị của những nghị quyết của hành pháp hay lập pháp ngang nhau.”

Nghị Viên Andy Quách, thành phố Westminster, là người đưa ra nghị quyết cờ vàng đầu tiên của Hoa Kỳ. Ông cho rằng “hôm nay là ngày lịch sử của cộng đồng Việt Nam. Thành phố Westminster là thành phố đầu tiên đã công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ tượng trưng cho người Việt tự do. Từ đó đến nay, đã có hơn 100 thành phố và 9 tiểu bang công nhận tiếp. Hôm nay Thống Ðốc California đến thành phố này, bên cạnh Tượng Ðài Chiến sĩ Việt Mỹ, để ký sắc lệnh này quả là một sự kiện lớn cho chúng ta. Có được thành quả tốt đẹp này, chính là do sự thống nhất và hợp tác hành động giữa cộng đồng và các vị dân cử.”
Luật Sư Dina Nguyễn cũng tỏ ra hân hoan trước việc lá cờ của người Việt tự do được công nhận ở tiểu bang California, nơi có đông người Việt nhất tại Hoa Kỳ và cư ngụ trong một tiểu bang đông dân nhất, nói: “Từ nay tiếng nói của cộng đồng chúng ta còn lớn lao hơn nữa.”
Trong lúc cộng đồng người Việt hân hoan với việc Thống Ðốc California ký sắc lệnh công nhận cờ vàng ba sọc đỏ, một số cư dân khác lại có một cái nhìn khác.
Cô Mary Jones, một người Mỹ gốc Ireland và là cư dân Orange, nói với báo Người Việt: “Tại đất nước này, chúng ta chỉ nên treo một lá cờ Hoa Kỳ. Tôi không có vấn đề gì với chuyện người Việt di dân đến đây. Nhưng tôi nghĩ, nếu thống đốc cho treo cờ Việt Nam thì cũng nên cho treo cờ Ireland và những lá cờ khác. Hoa Kỳ là một quốc gia hội tụ của nhiều sắc dân khác nhau và chúng ta chỉ nên treo một lá cờ.”
Anh Miguel Flores, một cư dân Westminster đang ngồi bế đứa con 9 tháng tuổi phía bên kia đường, cạnh Sở Cảnh Sát Westminster, nói: “Ông thống đốc đang cần phiếu của người Việt Nam cho kỳ bầu cử tới, giống như kỳ trước ông ấy cần phiếu của người Hispanic. Lúc đó, ông ấy từng hứa sẽ giúp những người di dân Hispanic bất hợp pháp có bằng lái sớm. Nhưng cho đến nay, chẳng ai có cả. Ðối với tôi, chuyện vinh danh cờ vàng cho người Việt Nam không có vấn đề gì. Thống đốc có quyền làm chuyện này, cũng giống như Tổng Thống Bush có quyền đưa hàng ngàn binh sĩ sang Iraq.”
Anh Theodore Phạm, cư dân Yorba Linda và hiện là quân nhân thuộc binh chủng Lục Quân Hoa Kỳ, nói: “Ông thống đốc chỉ kiếm phiếu cho kỳ bầu cử tới thôi! Cũng không sao cả vì ông ta làm việc rất tốt. Tôi là một cử tri Cộng Hòa. Tôi từng bỏ phiếu cho ông ấy.”
Sau khi buổi lễ kết thúc, Thống Ðốc California ghé thăm siêu thị Thuận Phát, tọa lạc tại góc đường MacFadden và Beach. Tại đây, ông và phái đoàn đã được ông Trần Hiếu, chủ chợ, dẫn đi thăm các gian hàng và thăm hỏi một số người Việt Nam đang đi chợ.
Hầu hết các vị thân hào nhân sĩ trong cộng đồng đều có mặt tại buổi lễ ký sắc lệnh. Ngoài các vị dân cửđã nêu tên ở trên còn có các vị khácnhư các nghị viên Frank Fry, thành phố Westminster, hai nghị viên Mark Rosen và Mark Leyes thành phố Garden Grove, nghị sĩ tiểu bang Tom Harman, Ủy Viên Hội Ðồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove Nguyễn Quang Trung và ông Tony Lâm, cựu nghị viên thành phố Westminster.
Các nhân vật hoạt động chính trị khác cũng có mặt. Có các nhà hoạt động trong đảng Cộng Hòa như các ông Cao Sinh Cường, Bùi Mạnh Cường và Linh Nguyễn. Các ứng cử viên khác cho kỳ bầu cử Tháng Mười Một sắp tới đây cũng có mặt, trong đó có ông Diệp Miên Trường, ứng cử viên Ðặc Khu Vệ Sinh Midway City, và ông Tạ Ðức Trí, ứng cử viên hội đồng thành phố Westminster.
Với sắc lệnh này, tiểu bang California trở thành tiểu bang thứ 9 công nhận cờ vàng của người Việt Nam. Tiểu bang đầu tiên công nhận cờ vàng là tiểu bang Louisiana năm 2004. Sau đó đến các tiểu bang Hawaii, New Jersey, Virginia, Colorado, Georgia, Florida, và Texas.
Thống đốc có quyền ký sắc lệnh (Executive Order) và không cần phải thông qua Quốc Hội Tiểu Bang. Sắc lệnh của thống đốc là luật cho ngành hành pháp của tiểu bang thi hành.

Tuesday, November 16, 2010

XUNG ÐỘT VIỆT-MIÊN, HẬN THÙ HAY TRANH CHẤP BIÊN GIỚI ?


           
Trong lịch sử của thế giới, sự tranh chấp lãnh thổ của các quốc gia liên hệ là việc bình thường. Qua hai cuộc thế chiến 1 và 2, tại Âu Châu gần như không có nước nào không bị thay đổi diện tích và ranh giới. Gần nhất là Trung Cộng sau năm 1949, diện tích rộng lớn hơn so với thời trước, vì xâm lăng cưởng chiếm đất đai của nhiều quốc gia lân cận như Mãn Châu, Mông Cổ, Tây Tạng, Tân Cương kể cả biên giới và lãnh hải, hải đảo của VN. Trái lại nước Nga mất gần 1/2 lãnh thổ vì các nước cộng hòa tự trị đã dành lại độc lập sau khi đê quốc Sô Viết sụp đổ vào năm 1991. Mỹ, Mã Lai, Ấn Ðộ, Do Thái.. cũng đâu có khác biệt ? Nên tình trạng các nước trên bán đảo Ðông Dương cũng không ngoại lệ, vì vùng này chinh chiến triền miên, mạnh được yếu thua, đưa đến hậu quả hai vương quốc Phù Nam và Chiêm Thành, vì thua trận đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Vì người xưa chưa biết dùng giấy để ghi chép, mà chỉ xữ dụng lá thốt nốt, nên không giữ được những sử liệu quá 150 năm. Khi Pháp xâm chiếm Cao Mên vào năm 1864, đã căn cứ vào các tài liệu cổ của Trung Hoa, Ấn Ðộ, Việt Nam, cùng các di tích khám phá ở miền Thủy Chân Lạp và đền Angkor, để viết bộ sử Cao Mên. Căn cứ từ đó cho biết, Chân Lạp khởi thủy chỉ là một nước nhỏ trong vùng rừng núi Ratakini, giáp giới phía tay nam hai tỉnh Kon Tum , Pleiku và nước Lâm Ấp., cùng một chủng tộc với người Khmer, tức là Người Việt gốc Miên ở Miền Nam VN ngày nay.

            Năm 545 sau Tây Lịch (STL), Phù Nam và Chân Lạp đánh nhau. Cuộc chiến kéo dài trong 82 năm, cuối cùng Phù Nam bị diệt vong năm 627. Nhưng đất nước chỉ hợp nhất trong thời gian ngắn ngũi, rồi thì nội chiến, tranh dành ngôi vua, khiến Chân Lạp bị chia thành hai nước : Lục Chân Lạp hay Cao Mên ở phía bắc và Thủy Chân Lạp hay Chân Lạp, tức Miền Nam VN ngày nay. Tuy nhiên vào năm 802, vua Javavarman II lại thống nhất Chân Lạp, lấy lại tên nước cũ là Kampuja, đóng đô tại Ðền Angkor (Ðế Thiên-Ðế Thích) , mở đầu kỷ nguyên hùng mạnh, bành trướng đất đai tới Mã Lai và Chiêm Thành. Năm 1228 Chân Lạp bắt đầu suy tàn, nên luôn bị Thái Lan và Chiêm Thành tấn công, phải bỏ Angkor dời đô về Nam Vang (1434), rồi Lovek (1516) .. Từ năm 1594 Chân Lạp bị Thái Lan đô hộ, đất nước suy tàn từ đó. Ðồng lúc, Chiêm Thành cũng bị VN thôn tính vào năm 1697, khiến cho Kampuchia bị kẹt giữa hai quốc gia hùng mạnh đương thời, nên chỉ còn cách dựa vào một trong hai nước trên để sinh tồn. Tóm lại, sau khi chiếm được Phù Nam vào thế kỷ thứ VI, trải qua 11 thế kỷ, vua chúa Chân Lạp đã kh6ng hề thực hiện được một công trình gì, ngoài xây được ngôi Tháp Mười tầng ở Ðồng Tháp. Ðất đai hoàn toàn bỏ phế thành rừng buị, chứa đầy thú dư, chẳng những ở trên bờ, mà khắp sông rạch trong vùng, cũng đặt sệt điã mòng, cá sấu.. khiến cho ai mới đặt chân tới vùng này, cũng kinh hồn bạt vía trước cảnh ma thiêng nước độc.

            Năm Mậu Tuất (1658) thời Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần ở Nam Hà, người Việt được Vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân (Rama Thuppdey Chan) cho phép vào khai khẩn ruộng đất ở Vùng Mô Xoài (Bà Rịa) và Ðồng Nai (Biên Hòa), mở đầu cuộc giao tiếp Việt-Mên. Năm 1674, Vua Nặc Ông Nộn bị Nặc Ông Ðài dẫn quân Xiêm về cướp ngôi, phải chạy qua cầu cứu quân Nguyễn tại Dinh Thái Khang. Chúa Hiền Vương sai quân tiếp cứu, đuổi đánh Nặc Ông Ðài và quân Xiêm ra khỏi thành Sài Gòn và Nam Vang. Từ đó luôn luôn có sự tranh chấp trong Hoàng Tộc và mỗi lần được quân Nguyễn giúp đỡ, là mỗi lần cắt đất trả ơn, nên đến năm 1759 miền Thủy Chân Lạp, coi như hoàn toàn thuộc vào lãnh thổ của VN.

             Sau khi chiếm hết Nam Kỳ (1867), Pháp cũng đô hộ Chân Lạp từ năm 1864 và bắt đầu kiểm kê dân số. Riêng người Việt gốc Miên tại Miền Nam VN năm đó rất ít, chỉ có 146.718 người, trong lúc người Việt tới 1.732.316 người. Tình trạng dân số cũng không tăng cho mấy. Năm 1965 dưới thời VNCH, người Việt gốc Miên ở Miền Nam VN chừng 600.000 người, sống tập trung nhiều nhất tại Vĩnh Bình, Sóc Trang, Bạc Liêu, Châu Ðốc, An Giang, Kiên Giang, Chương Thiện.. Tại Sài Gòn có chừng 1000 người. Khi vua Gia Long thống nhất đất nước vào năm 1802, lúc đó người Việt gốc Miên tuy không đông lắm nhưng vẫn được triều đình xếp ngang hàng với người Việt. Vua còn đặt cho người Miên 6 họ “ Kim, Thạch, Sơn, Danh, Lâm.. và Châu “ để con cháu sau này dễ dàng truy tìm phả hệ, vì trước đó không có

1- Biên Giới Việt-Miên :

            Sau khi đặt xong nền đô hộ khắp toàn cõi Ðông Dương, Pháp đã phân định lại ranh giới hai thuộc địa Nam Kỳ và Cao Mên, vì thể chế hai xứ khác biệt. Do đó, từ năm 1870 tới khi trao trả độc lập cho Kampuchia vào năm 1953, Toàn quyền Ðông Dương và Quốc Vương Cao Mên, đã nhiều lần ấn định lại lằn ranh biên giới giữa Việt-Miên, qua các Nghị Ðịnh đồng ký vào ngày 9-7-1870, 15-7-1873 và các bản tu chỉnh đồng ký vào ngày 31-7-1914, 6-12-1935, 11-12-1936 và 26-7-1946. Cũng từ đó đất Nam Kỳ có tên trong bản đồ thế giới,qua cái tên do Pháp đặt là Cochinchine. Từ năm 1954 chế độ thực dân Pháp cáo chung trên bán đảo Ðông Dương, thuộc địa Nam Kỳ lại trở về với Mẹ VN, qua danh xưng Miền Nam VN và thủ đô của VNCH đóng tại Sài Gòn.

            Năm 1939, Toàn Quyền Pháp tại Ðông Dương là Jules Brevié chính thức cho vẽ lại bản đồ các nước Việt-Lào và Mên, để phân ranh giới hành chánh và an ninh tư pháp các địa phương. Ngoài ra cũng để phân chia rõ ràng các đảo cũng như lãnh hải của hai nước trong Vịnh Thái Lan. . Bản đồ ranh giới này từ đó đến nay vẫn được các nước trong vùng kể cả Trung Hoa tôn trọng, mệnh danh là đường ranh giới Brevié.

            Theo đó, từ bờ biển giữa hai nước tại Hà Tiên và Krong Keb, nhìn ra Vịnh Xiêm La (Gulf of Siam) , vẽ theo góc 140 độ. Ðảo Phú Quốc tuy nằm sâu trong lãnh hải Kampuchia tới 1,5 dặm nhưng vẫn thuộc phần lãnh thổ VN. Ðể tránh sự tranh chấp về sau, bản đồ Brevié đã cước chú “ Về vấn đề lãnh thổ, các đảo này giữ vị trí đặc biệt “..Nhưng tất cả rắc rối sau này, cũng đều do VC gây ra.

            Thật vậy, từ năm 1966 vì muốn lấy lòng Sihanouk và Khmer Ðỏ, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam MTGPMN), đã ký hứa sẽ tôn trong biên giới hai nước theo đường ranh Brevié năm 1939. Tại Hà Nội năm 1967, VC cũng đã ký “ Bản Tuyên Bố DRV “, nhân danh nước VN Dân Chủ Cộng Hòa tức Bắc Việt, công nhận biên giới hiện tại của Kampuchia theo đường ranh Brevié. Bời vậy, thừa dịp VC còn say men chiến thắng Miền Nam tại Sài Gòn, Polpot đã cho Khmer đỏ, tấn chiếm tàn sát đồng bào VN trên đảo Phú Quốc ngày 4-5-1975 và Ðảo Thổ Châu ngày 10-5-1975, bắt theo 500 người Việt. Ngày 12-6-1975,sau khi bị VC tái chiếm giải thoát hai đảo Phú Quốc, Thổ Châu và chiếm thêm đảo Puolao Wai của Mien, phái đoàn Polpot bí mật tới thăm Hà Nội, đòi ký hiệp ước hữu nghị về giao thông, lãnh sự và định mốc biên giới nhưng Hà Nội từ chối.

            Tháng 5-1976, Phan Hiền tới Nam Vang thảo luận với Polpot về lãnh hải, chấp nhận theo đường ranh Brevié năm 1939, những đảo và biển nằm phía bắc đường ranh (trừ quần đảo Phú Quốc ) là cũa Kampuchia. Phía nam đường ranh thuộc VN. Hiền còn đề nghị vẽ lại đường ranh mới cho phù hợp với chủ quyền các đảo nhưng bị Polpot từ chối, vì cho là VC muốn chiếm một phần lớn biển của Miên. Tháng 7-1977 Phan Hiền tới Paris bị báo chí phỏng vấn, tại sao năm 1967 đã ký công nhận đường ranh Brvié, mà không chịu giải thích về đảo Phú Quốc, Hiền cho biết vì lúc đó Hà Nội không để ý tới vấn đề lãnh hải. Mặt thật vì Phú Quốc thuộc lãnh hải VNCH, nên có bị Miên lấy cũng vậy thôi, giống như trường hợp Hoàng Sa và Trường Sa, vì thuộc lãnh thổ của Miền Nam, nên Hồ Chí Minh đã bán cho Trung Cộng vào năm 1958.

            Về vấn đề biên giới trên bộ giữa hai nước Việt-Miên, thực sự được đề cập sau năm 1954 khi ba nước Ðông Dương đã độc lập. Ðể có ấn tượng về đường biên giới, không gì xác thực hơn là sự hiện diện của 12 ngôi chợ trời biên giới, chạy dài từ ngả ba tam biên Việt-Miên-Lào), tới vùng đất cuối cùng Hà Tiên, nằm trên Vịnh Thái Lan. Thời Pháp thuộc, biên giới Miên Việt, được tượng trưng bằng những cột mốc, bảng hiệu cắm cạnh các quốc lộ, chứ không có đồn ải hay đơn vị biên phòng canh gác kiểm soát. Từ năm 1955 về sau, sự giao thông giữa hai nước bị ngăn chận theo luật lệ của hai quốc gia, đã làm rõ nét đường ranh hành chánh, như ta đã thấy vẽ trên bản đồ.

            Theo thứ tự , từ vùng tam biên tới cuối lãnh thổ của Vùng II chiến thuật, ranh giới của Quận Ðức Lập (Quảng Ðức) và Bù Gia Mập (Phước Long) . Vùng này núi non hiểm trở, nên ít có buôn Thượng hay đồn bót của chánh quyền, mà chỉ có môt con đường duy nhất là QL19, từ Pleiku sang tỉnh Stung-Treng của Cao Mên. Qua khỏi đường ranh biên giới về phía Kampuchia chừng 10 km, mới có một Buôn Apia của người Lơ. Giữa ranh giới hai tỉnh Phước Long và Quảng Ðức, QL14 có một đường rẽ từ Miên tới Buôn Mê Thuột (Darlac).

            Trong địa phận của Vùng III Chiến thuật, từ Phước Long tới Tây Ninh, có nhiều đường thông thương qua biên giới Miên Việt. Tại Bình Long có QL13 là trục giao thông chính giữa hai nước thời Pháp thuộc. Ðường này sau khi qua Sóc Penang trong quận Lộc Ninh (Bình Long) của VN, sẽ gặp quận Snoul, tỉnh Kratié (Miên) rồi chạy thẳng tới Stung-Treng và qua Vạn Tượng (Ai Lao) . Ðây là con đường trong cuộc chiến Ðông Dương 2, Bắc Việt xử dụng để chuyển quân tấn công Miền Nam. Về phía bắc tỉnh Tây Ninh, trước đó có QL22, nối liền thị xã qua các xã Tân Long, Tân Hội, Tân Hưng (Phú Khương), tới trạm cuối cùng ở biên giới tại Ấp Tầm Phô (Samach) , chạy sang tỉnh Kompongcham (Miên). Tây Ninh còn có một tỉnh lộ, từ tỉnh lỵ tới Ấp Tân Sinh Bến Sõi (khoảng 15km), và Xã Phưóc Tân (Phước Ninh) sát biên giới. Vì Bến Sõi chỉ cách Xã Bosmon, quận Romdou (Komphong Chak) của Miên, một con rạch nhỏ, nên hai phía thường qua lại bằng đò chống sào. Nhưng quan trọng nhất trong vùng này, từ trước tới nay vẫn là Trạm Biên Giới “ Gò Dầu Hạ “ cũng ở trong tỉnh Tây Ninh. Từ xã Phước Tân (Phước Ninh) theo đường ranh, sẽ gặp Quốc Lộ số 1, từ Ải Nam Quan (Lạng Sơn), qua Hà Nội, Huế, Sài Gòn.. tới đoạn chót ở biên giới là Gò Dầu Hạ ( Tây Ninh VN). Sau đó QL1 tiếp tục từ xã Bravet (quận Svay Teap ố tỉnh Svay Riêng) của Miên, tới Nam Vang và Poipet, biên giới Miên-Thái về hướng tây bắc. Tại Gò Dầu Hạ, còn có nhiều đường mòn tới Bến Cầu, Bầu Gõ.. vượt qua biên giới Kampuchia. Từ Tây Ninh, chạy suốt biên giới giáp ranh với tỉnh Svay Rieng (Miên), tới tỉnh Hậu Nghĩa (VN), còn có vô số đường thông thương giữa hai nước tại Chợ Rạch Tràm , xã Phước Chỉ (Tây Ninh) và Ấp Tà Nu, xã Mỹ Quí (Hậu Nghĩa).

            Vùng IV Chiến thuật, bắt đầu tỉnh Kiến Tường, tại xã Bình Hiệp có đường thông sang Mesothngok tới Kompong Ro và một đường khác từ Tà Lóc qua Long Khốt VN. Sông Tiền Giang từ Miên vào biên giới VN tại xã Thường Phước, quận Hồng Ngự, tỉnh Kiến Phong . Phía bên kia là Ấp Kaskos, quận Peam Chor, tỉnh Preveng của Cam Bot. Phía tả ngạn sông Tiền, ngay biên giới là quận Tân Châu, tỉnh Châu Ðốc. Giống như Gò Dầu Hạ, Thường Phước cũng có một chợ trời rất lớn, có từ thời Pháp thuộc tới nay vẫn còn tồn tại. Ở Tân An, Tân Châu VN, còn có đường sang Kos Thom, tỉnh Kandal. Ðây là con đường chính thời Pháp thuộc, mà người Việt dùng để sang lập nghiệp tại Kampuchia lên tới nửa triệu người. Tiền Giang cũng là thủy lộ để các tàu từ VN tới NamVang, dù Miên đã có hải cảng Kompong Som (Sihanoukville) ở vịnh Thái Lan. Còn sông Hậu vào VN tại xã Khánh Bình, quận An Phú-Châu Ðốc, đối diện với Benghi, Kosthom, tỉnh Kandal của Miên. Ðây là con đường tới thủ đo Nam Vang gần nhất. Ranh giới hai nước ở đây là con sông đào nhỏ có từ thời Pháp thuộc, dùng để phân chia lãnh thổ hành chánh.

            Suốt biên giới dài giữa hai nước, chỉ có vùng An Phú ố Tịnh Biên, rất phức tạp,vì nhiều người Việt có ruộng đất ở bên kia, do đó lính Miên thường lợi dụng vượt biên giới sang VN giết người cướp của, thời nào cũng có. Từ tỉnh lỵ Châu Ðốc, có QL2 đi Tà Keo của Miên, qua trạm biên giới Tịnh Biên, trên bờ kinh Vĩnh Tế, do Nguyễn Văn Thoại đào từ thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Con kinh này ăn thông ra biển trên vịnh Thái Lan . Cuối cùng là QL17, từ Rạch Giá đến Hà Tiên (99 km), từ đó tới một Sóc Miên ở biên giới Prussey Srok, tới tỉnh Kampot đi Nam Vang.

2- Xung Ðột Việt-Miên , từ hận thù tới biên giới :

            Trên đường khai hoang, VN đã nhiều lần xung đột với người Khmer, vô tình tạo thành mối thù truyền kiếp giữa hai dân tộc khó lòng tháo gở được, dù thời gian đã phôi pha phần nào. Ngay đầu thế kỷ XVII, người Việt đã vào khai khẩn đất hoang tại Bà Rịa, Biên Hòa. Từ thời Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần vào năm 1658, tới Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát vào hậu bán thế kỷ XVIII qua cuộc nam tiến, vùng Thủy Chân Lạp coi như hoàn toàn trở thành lảnh thổ của Ðại Việt. Năm 1813 thời vua Minh Mệnh, Tổng trấn Gia Ðịnh là Lê Văn Duyệt, đã đem 10 vạn quân tới Nam Vang, xây thành quách bảo hộ Chân Lạp, kéo dài tới năm 1840 Thiệu Trị nguyên niên, mới chấm dứt.

             Năm 1970 vì muốn cứu Việt kiều sinh sống tại Kampuchia, bị người Miên “ cáp duồng “ thảm tuyệt, sau khi Sihanouk bị lật đổ. Lần này QLVNCH lại vào đất Miên và giải cứu đem gần 100.000 đồng bào về nước. Cuối năm 1978 ba đảng cọng sản Tàu, Việt và Miên xung đột, đã gây cuộc chiến Ðông Dương lần III thật đẳm máu. VC đã xua đại quân tiêu diệt Polpot và Khmer đỏ. Ðồng thời chiếm đóng nước này tới năm 1989 mới rút về nước.

            Tất cả những oan khiên trên, làm cho người Việt sinh sống tại các làng mạc tiếp giáp với biên giới Miên từ Tây Ninh xuống tới Hà Tiên, cũng như tại các hải đảo nằm trong vịnh Rạch Giá, hầu như là nạn nhân của những cuộc tàn sát đẳm máu của Kampuchia, khi có dịp như thơi gian Khmer đỏ cầm quyền, từ ngày 30-4-1975 tới cuối năm 1978. Nhưng thê thảm nhất vẫn là số phận của người Việt tha phương tới làm ăn trên đất Chùa Tháp. Ngày 2-6-1956 chính phủ Cao Mên cho phép VNCH đặt Tòa Ðại Diện tại Nam Vang, do Ngô Trọng Hiếu đại diện. Ngược Lại Kampuchia cũng có Tòa Ðại Diện ở Sài Gòn, do Sum Hiêng điều khiển. Trong lúc đó Sihanouk ngoài mặt tuyên bố theo chính sách Trung Lập, nhưng bên trong lại thiên vị và theo phe Cọng Sản Bắc Việt. Năm 1959, vì dính líu tới vụ chống Sihanouk, nên Hiếu được Phạm Trọng Nhân thay thế nhưng cũng kể từ đó chính phủ Miên thù hằn VNCH ra mặt, nên gần như công khai ủng hộ Hà Nội khi cho Bắc Việt mở Phòng thương mại tại Nam Vang vào tháng 7-1962. Rồi ngày 17-8-1963 Sihanouk đoạn giao với VNCH, chỉ cho một nhân viên thuộc Bộ Ngoại Giao Miền Nam, làm việc bên cạnh Tòa Ðại Sứ Nhật Bản, lo về phần vụ liên hệ tới Việt kiều. Sau khi Sihanouk bị hạ bệ, ngày 10-6-1970 Việt ốMên lại tái lập bang giao trên cấp bậc đại sứ, cho tới khi VNCH bị sụp đổ vào tháng 5-1975.

            Sau ngày VC và Miên Cộng chiến thắng, lập tức bùng nổ sự thù hận và xung đột mà hai đảng đã cố che giấu dưới lớp son phấn tình đồng chí anh em. đoàn kết. Tóm lại, tất cả nợ nần lời vốn, chuyện xưa tích cũ từ 300 năm về trước, đều được Polpot và Khmer đỏ đem hết trút vào người dân Miền Nam vô tội, mà khởi đầu là cuộc tấn công dành các đảo Phú Quốc, Thổ Châu.. trong Vịnh Rạch Giá của VN.

             Ðây là lần đầu tiên Cam Bốt gây hấn với người Việt bằng chiến tranh, để xác định chủ quyền lãnh thổ. Hành động chẳng hề xãy ra suốt thời Pháp thuộc và ngay cả thời VNCH, dù năm 1960 Sihanouk có làm lớn chuyện để đòi Phú Quốc nhưng cũng chỉ trên phương diện ngoại giao mà thôi . Tóm lại những ác cảm mà người Miên đã nuôi dưỡng cha truyền con nối với người Việt, phần lớn được tạo ra bởi Sihanouk suốt thời gian trị vì, luôn tác động người dân nước mình chống lại VNCH , qua những bịa đặt không hề có hay quá đáng. Sau này Polpot cũng vậy, để chống VN đã phổ biến “ Hắc Thư “ năm 1978, cực lực tố cáo VN đủ thứ, mục đích cũng chỉ để hâm nóng hận thù truyền kiếp của hai dân tộc.

             Tháng 4-1977 Polpot ban hành Nghị quyết 870, ra lệnh bắt tất cả Việt Kiều hay bất cứ ai liên hệ tới người Việt, tại Kampuchia. Sau đó, Khmer bắt đầu tấn công các tỉnh biên giới VN từ Tây Ninh tới Hà Tiên và công khai tuyên bố ‘ Lần này Khmer đỏ sẽ đánh chiếm lại Kampuchia Krom (Miền Nam VN) cũng như Prey Nokor ( Sài Gòn)., với lý luận ‘ Ta đã dựng được Angkor, đánh thắng Mỹ, thì cũng sẽ tiêu diệt được VN ‘.Ðầu năm 1978, Polpot bắt đầu thanh trừng nội bộ,ợ tàn sát hơn 60.000 người Chàm sống tại Kompong Cham, vì họ theo Hồi giáo và ở sát biên giới, nên phải giết hết để không còn ai làm nội tuyến cho VC.

            Ðêm 24-12-1978, Chu Huy Mẫn, chính ủy bộ đội VC khai hỏa tại Ban Mê Thuộc, tổng tấn công Khmer đỏ. Ngày 6-1-1979 cọng sản VN vào Nam Vang, Polpot tháo chạy về biên giới Miên-Thái, xóa tên Khmer đỏ. Chiều ngày 10-10-2005, Thủ tướng VC Phan Văn Khải và Thủ tướng Miên Cộng Hun Sen, ký Hiệp Ước Bổ Sung về biên giới, theo tinh thần văn bản mà hai nước đã ký vào năm 1985, thời gian VC đang đô hộ Kampuchia. Tuy nhiên nội dung của văn kiện hiệp ước, không ai biết gì vì chẳng bao giờ được phổ biến và quan trọng nhất, cũng không nói tới vụ tranh chấp đảo Phú Quốc, mà theo lời đồn đải VC cũng tính trả lại cho Kampuchia, như vụ đổi Cam Ranh cho Trung Cộng để lấy Hoàng Sa.

            Theo đài BBC Luân Ðôn thông tin ngày 17-10-2005, cựu hoàng xứ chùa Tháp là Sihanouk, tuyên bố sẽ ở luôn tại Bắc Kinh, nhờ Tàu giúp tranh đấu cho tới chết, để bắt VC trả lại cho Miên, lãnh thổ Kampuchia Krom, trong đó có Sài Gòn. Ngoài ra cũng không chấp nhận biên giới hiện tại Brevié năm 1939, trong đó có đảo Phú Quốc luôn là đề tài tranh chấp của Miên-Việt, dù thực tế quần đảo này thuộc về VN rất lâu đời, ngay khi Vua Gia Long Nguyễn Ánh còn tẩu quốc trước thế kỷ XIX.

3 - Quần Ðảo Phú Quốc :

          Kiên Giang nằm về phía tây nam VN, có diện tích 6.269 km2 và dân số thống kê năm 2000 là 1.494.433 người, tỉnh lỵ là thành phố Rạch Giá. Toàn tỉnh có đất liền chiếm 5629 km2, phần diện tích còn lại là hải đảo. Bờ biển Kiên Giang dài 200 cây số với phần lãnh hải và thềm lục địa tới 63.290km2. Hà Tiên là phần đất cuối cùng của VN, có biên giới chung với Kampuchia 54 cây số. Tỉnh có 105 đảo lớn nhỏ, trong số này có đảo Phú Quốc lớn nhất VN.

            Phú Quốc hiện là một huyện có thủ phủ là thị trấn Dương Ðông, cách thành phố Rạch Giá 120 km và Hà Tiên 45 km. Hình dáng của đảo thoai thoải, từ bắc xuống nam có 99 ngọn núi lớn nhỏ. Ngoài ra còn có đồng bằng và nhiều khu rừng tự nhiên, chiếm diện tích hơn 37.000 ha. có nhiều gổ tốt cũng như các loại chim muông quí hiếm. Với diện tích 573 km2, dân số 45.000 người, chiều dài 50 km, nơi rộng nhất ở bắc đảo 25 km, xưa nay được người đời khen tặng là ‘ Ðảo Ngọc’, vì là một vùng đất hữu tình, phong cảnh đẹp, lại có nhiều bãi tắm trong sạch quanh đảo như Bãi Trường, Kem, Ghềnh Dầu, Rạch Tràm, Vẹm.. Ðây cũng là một địa phương nổi tiếng về công nghệ chế biến nước mắm cá biển không thua gì Phan Thiết, nhờ hương vị ngọt thơm, đặc biệt là mắm Cá Cơm, có độ đặm đặc cao trên 40%, hằng năm sản xuất hơn 6 triệu lít. Ngư nghiệp ở đây phát triển rất mạnh, với hơn 2000 tàu thuyền đủ loại, hằng năm đánh bắt hơn 35.000 tấn cá và đủ loại các hải sản khác.

             Phú Quốc cũng có phi trường từ Sài Gòn ra đảo mất 40 phút, trong khi đi tàu phải tới 8 giờ, mới vào thị xã Hà Tiên. Ngoài ra còn có hai ngư cảng An Thới và Hòn Thơm. Ở đây có đền thờ của Nghĩa Sĩ chống Pháp Nguyễn Trung Trực, người anh hùng đã đốt tàu Tây trên sồng Vàm Cỏ. Ngoài ra khắp đảo còn rất nhiều di tích của Vua Gia Long, lúc tẩu quốc vào những năm cuối thế kỷ XVIII. Ở đây còn nổi tiếng về hồ tiêu vì nồng thơm và một loại chó địa phương, có xoáy trên lưng, rất trung thành với chủ.

            Ðứng từ Nũi Nai của Huyện Hà Tiên tới Mũi Ðá Chông (Phú Quốc), đường thẳng này sẽ đi qua một quần đảo nổi tiếng hung hiểm từ cả trăm năm nay. Ðó là quần đảo Hải tặc, gồm có các Hòn Kiến Vàng, Keo Ngựa, Ðốc, Trực Mâu, Long Ðước.. nằm trong Vịnh Hà Tiên. Thời Pháp, nơi này có tên là Tiên Hải, hiện thuộc Huyện Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Ðây cũng là nơi thuyền tàu đủ các nước như Thái, NamDương, Mã Lai, Phi, Kampuchia, VN kể cả Tàu.. gặp gở trao đổi hàng hóa, mua bán mọi thứ. Thời VNCH, vùng vịnh Rạch Giá-Hà Tiên thuộc trách nhiệm của Bộ Tư Lệnh Vùng IV Duyên Hải, mà Tư lệnh cuối cùng là Ðại tá HQ. Nguyễn Văn Thiện. Bộ Tư lệnh đóng tại Phú Quốc với các đơn vị Hải quân trực thuộc như Duyên Ðoàn 45 coi Bắc Ðảo Phú Quốc và Hà Tiên. Duyên Ðoàn 44 đóng tại Kiên An-Hòn Tre, bao vùng Vịnh Rạch Giá , Rừng U Minh, sông Cái lớn, Cái bé. Duyên Ðoàn 43 ở Sông Ông Ðốc, Mũi Cà Mâu và Duyên Ðoàn 42 ở Hòn Nam Du. Riêng Hải Ðội IV có nhiều chiến hạm biệt phái, bao vùng tuần tiểu, bảo vệ Hải phận VN từ Mũi Cà Mâu, đến tận biên giới Miên Việt, trong Vịnh Rạch Gíá-Hà Tiên. Nhờ vậy tình hình rất yên tỉnh, ít khi xãy ra nạn hải tặc cướp bóc dân lành.

            Sau tháng 5-1975, QLVNCH không còn nửa, nên trong vùng quanh quần đảo Hải Tặc , hầu như là sào huyệt của bọn cướp biển. Chúng thường giả dạng quân Kampuchia, vượt ranh giới lãnh hải của hai nước, cướp bốc ghe tàu đánh cá của VN, rồi kéo về đất Miên đòi tiền chuộc mạng, chuộc tàu thuyền. Ðã có nhiều cuộc đụng độ giữa băng nhóm Hải tặc quốc tế và VC nhưng không làm sao dẹp được. Hiện nay vùng phân ranh lãnh hải giữa VN và Cam Bốt , trong Vịnh Thái Lan chưa giải quyết được. Theo luật biển quốc tế được qui định, thì tính từ mép nước của đảo hay đất liền ra xa 12 hải lý, gọi là Vùng kinh tế. Cũng tư mép nước ra 200 hải lý là hải phận quốc gia. Do tính chất đặc biệt của quần đảo Phú Quốc, tại đường ranh Brevié năm 1939 trên bản đồ, thì lãnh hải của hai nước Miên-Việt, có chung một Vùng Biển Lịch Sử, mà người của hai nước đều có quyền tới khai thác, dánh cá.. Lợi dụng nhược điểm này, bọn cướp biển từ các đảo chủ quyền của Miên, vượt tuyến phân định vùng nước chung trên, sang hải phận VN cướp bốc, tống tiền và giết hại ngư dân nước ta. Trong các vụ cướp này, ngoài hải tặc Miên, còn có cướp biển quốc tế đủ quốc tịch, trong đó có cả giặc Tàu. Từ tháng 10-1998, tỉnh KiênGiang ngoài các Ðội Tựỳ Vệ biển, còn có thêm lực lượng cảnh sát tuần tra bảo vệ lãnh hải. Nhưng làm gì được, nếu tình trạng lãnh hải giữa hai nước, chưa có một công ước minh định.

            Ôi Nam Quốc Sơn Hà, nay đâu còn thuộc quyền Nam Ðế Cư. Biết đến bao giờ Người nước Việt, mới tự làm chủ mình để quyết định vận mệnh quốc gia dân tộc, nhất là trong giai đoạn “ giặc Tàu công khai xâm lược nước ta “ , trước sự bất lực cúi đầu của các chóp bu cầm quyền !


Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 11-2010
MƯỜNG GIANG