Thursday, December 2, 2010

BA TƯ : NĂNG LƯỢNG VÀ BOM NGUYÊN TỬ





            Ba Tư có diện tích 636.293 dặm vuông (1.648.000 km2), dân số hơn 62 triệu người, tuy theo Hồi giáo nhưng không phải là người Ả Rập, gồm các sắc dân Persia (Ba Tư), chiếm đa số, còn lại là người Azerbaijani và Kurdish. Ngôn ngữ chính là tiếng Farsi, thủ đô Teheran hơn 6 triệu người, chưa kể ngoại ô. Ngoài ra còn nhiều thành phố lớn như Isfahan (1.422.308 ng), Mashed ( 2.038.388 ng),Tabriz (1.566932 ng). Ðạo Hồi được coi như là quốc giáo nhưng Ba Tư khác với các quốc gia Ả Rập, theo hệ phái Shiite chiếm tới 93%, còn phái Sunni chỉ có 5%, không đáng kể. Lảnh thổ Ba Tư hầu hết là cao nguyên, phía bắc giáp Biển Caspian, Azerbaijan và Turkmenistan. Phía tây giáp Thổ Nhỉ Kỳ và Iraq. Phía đông giáp Afghanistan và Pakistan. Phía nam nằm trên vịnh Persia.

            Tài nguyên chính là dầu hỏa tập trung hầu hết ở phía Nam, sát Vịnh Ba Tư. Từ năm 1938 bắt đầu sản xuất dầu, chiếm tới 4,8% tổng số lượng của thế giới và sau đó càng lúc càng gia tăng, đem về cho ngần sách lên tới 18 tỷ 700 triệu đô la vào năm 1972. Từ tháng 4-1950, Ba Tư là đồng minh chiến lược và nhận viện trợ của Hoa Kỳ. Nhưng vua Shah Mohammmed Reza Pahlavi không được lòng dân, nên bị truất phế và sống lưu vong tại ngoại quốc vào ngày 16-1-1979.

            Tháng 2-1979 Khomeini từ Pháp về nước, dep tan phe đảng của Thủ tướng Shahpur Bakhtiar lên làm Lãnh tụ tối cao (Velayat Faghih), thiết lập Chế độ Cộng hòa Islam IRAN, tước bỏ tất cả mọi quyền tự do cá nhân, tẩy xóa nền văn minh Tây Phương đưa con người trở lại cõi hồng hoang, thời đồ đá, không khác gì cảnh tượng tại Miền Nam VN sau ngày 30-4-1975, khi CSVN chiếm được Sài Gòn. Về ngoại giao, Khomeini ban lệnh quốc hửu hóa toàn diện cơ xưởng kỹ nghệ , nhà máy lọc dâù của tư nhân và ngoại quốc, công khai đối đầu với Anh Mỹ lẫn Liên Xô.

            Ngày 4-11-1979, nêu lý do Hoa Kỳ dung dưỡng cựu hoàng Pahlavi, nên Khomeini ra lệnh Vệ binh cách mạng bắt giữ toàn bộ Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ, trong đó có Ðại sứ, nhân viên hơn 50 người, làm con tin trong 444 ngày. Trước 1 giờ khi Reagan lên nhiệm chức Tổng thống Hoa Kỳ lần thứ nhất vào ngày 20-1-1981, Khomeini mới chịu thả con tin Mỹ về nước

             Tại Trung Ðông, Khomeini không che dấu ý đồ biến các quốc gia Hồi giáo trong vùng, thành chư hầu của cái gọi là “ Cách mạng Islam Iran “, qua đạo quân khủng bố của Teheran là Tổ chức Hizballah tại Leban và Nhóm người Kurd tự trị tại Bắc Iraq.

            Từ lâu Iraq và Iran coi như tử thù, vì tranh chấp chủ quyền trên Thủy lộ Shatt Al-Arab. Lúc đó Iraq là đồng minh của Liên Xô, lại có Pháp-Anh-Mỹ chống lưng bán vũ khí, nên xua quân chiếm đóng một phần lãnh thổ Ba Tư vào tháng 8-1980. Chiến tranh đã xảy ra vô cùng ác liệt, Ba Tư dù lớn và đông dân hơn Iraq nhưng quân đội yếu kém vì đa số các sĩ quan tài giỏi được Tây Phương huấn luyện từ trước, đã bị Khomeini giết chết trong các Trại cải tạo, nhà tù. Còn vũ khí quân dụng mua của Mỹ ngày xưa, cũng đã lổi thời. Vì vậy tinh tới tháng 9-1984, Ba Tư đã tử trận hơn 100.000 người (Iraq 50.000 chết ). Thêm vào đó, Ba Tư lại bị TT Mỹ Carter cấm vận, nên nguồn cung cấp vũ khí, quân dụng của Khomeini chỉ nhờ vào buôn lậu, đâu có đủ cung ứng cho chiến trường. Tình trạng trên làm cho kinh tế Ba Tư thêm suy thoái, khiến cho đất nước càng hổn loạn. Qua sự can thiệp của quốc tế, ngày 20-8-1988 chiến tranh Iraq-Iran mới chấm dứt.

            Tháng 6-1989 Khomeni chết được Khameni lên thay, còn Hashemi Rafsanjani làm tổng thống Ba Tư nhưng thể chế vẫn không có gì thay đổi. Riệng việc Khomeini chịu trả con tin cho Mỹ, là do sự đánh đổi của Reagan ngay khi bước vào Tòa Bạch Ốc nhận chức Tổng thống. Ðó là việc Mỹ rrả lại cho Ba Tư số tài sản ký thác hơn 8 tỷ MK, cùng với toàn bộ gia sản của cựu hoàng Pahlavi. Mỹ còn đi đêm với Khomeini bằng cách cho Do Thái bí mật bán vũ khí cho Ba Tư. Ðể che đậy những bí mật trên, thừa dịp có 241 TQLC Mỹ bị khũng bố gài bom sát hại tại Beyrat vào tháng 10-1983, Mỹ la lối tố cáo Ba Tư và Lybia đang bảo trợ cho khủng bố. Ngày 2-1-1984, Hoa Kỳ cùng các nước đồng minh phát động chiến dịch “ Staunch “, cấm bán vũ khí cho Ba Tư. Thù hận giữa hai nước kéo dài từ ấy đến nay chẳng hề sút giảm, chỉ đợi dịp bùng nổ nhất là lúc này Ba Tư được Nga và Trung Cộng chống lưng qua việc mua bán dầu, nên càng công khai chống Mỹ và Do Thái hơn bao giờ hết.

            Do những thù oán trên, nên lúc Mỹ đánh Iraq vào ngày 20-3-2003, TT G.W.Bush cũng đã coi “ Ba Tư và Bắc Hàn “ là nhóm “ Roque Countries “ , sẽ tiếp tục con đường ngoại giao, để thay thế chế độ độc tài hiện có ở Ba Tư và Bắc Hàn

            Rồi Mahammed Ahmadinejad, một kẻ cuồng tín từng bị tố cáo là khủng bố lên làm tổng thống Ba Tư, lại càng chống Mỹ và Liên Âu dữ tợn, vì cả hai muốn cấm vận Iran vì cho rằng nước này đã tinh chế được chất Uranium từ 7 tấn khí đốt. Sự đối đầu của hai phía càng tăng thêm, khi Nga và Trung Cộng đứng sau lưng Ba Tư xúi giục. Nhưng bài học lịch sử rất thấm thía còn đó, đối với CSVN năm 1979 và gần nhất là câu chuyệnỳ Saddam Hussein, chỉ vì quá tin vào lời hứa của Nga và Trung Cộng phụ hoạ, công khai đối đầu với Mỹ-Anh. Rốt cục Nga-Trung Cộng chạy làng khi chiến tranh khởi diễn, Saddam Hussein thân bại danh liệt, nhà tan cửa nát, đất nước Iraq bị bom đạn tàn phá thảm thê, khiến dân chúng lầm than tận tuyệt, hứng chịu thãm họa khủng bố hằng giờ, tới nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.

             Ðó là câu hỏi lớn của Iran đang bước trên lối mòn của Iraq,trước bờ vực bị hũy diệt của một cuộc chiến tranh nguyên tử, qua thái độ kiên quyết của Mỹ, Do Thái và Liên Âu.. luôn muốn tiêu diệt thể chế độc tài tại Ba Tư, với rất nhiều lý do , chứ không phải chỉ có vấn đề một trái bom NT, mà nước này đã tuyên bố..

            Theo nhận định của các nhà quân sử trên thế giới, thì tới nay vẫn không có một quốc gia nào có đủ tiềm lực chống nổi với siêu cường kinh tế-quân sự Hoa Kỳ. Hai cuộc chiến thắng thần thánh ở hai mặt trận, được coi là bát khả xâm phạm “ A Phú Hản năm 2001 và Iraq năm 2003 “ đã nói lên sự vô địch của người Mỹ, dù là TT diều hâu cộng hòa W.Bush hay TT dân chủ Obama.

            Theo sự phân tích của Quân sử gia Anthony Cordesman, cái thế mà Ba Tư dám ngang nhiến ra mặt thách thức với Hoa Kỳ, là chính trị và tâm lý chứ không phải quân sự. Thực chất quân đội Ba Tư hiện nay nếu đem so sánh, vẫn còn thua quân đội Iraq, thì làm sao có thể đương đầu với Liên quân Hoa Kỳ-Do Thái, nay còn thêm Khối Bắc Ðại Tạy Dương. Trên lý thuyết, Ba Tư nói có 2000 xe tăng, 300 máy bay đủ loại, 3 tiềm thủy đỉnh và chừng 10 dàn phóng phi đạn Scud do Nga chế + 1 trái bom NT không biết đã có hay chưa ? Mới đậy Ba Tư còn có loại Phi đạn Bình phi (Cruise Missiles) X-55 mua của Ukraine và loại Phi đạn tầm xa do Bắc Hàn sản xuất Shabbab-3, cùng với quân số chừng nửa triệu, nhưng nếu chịu liều mạng vì các giáo sĩ cuồng tín Ba Tư hiện nay, chắc cũng chỉ là Thành phần Vệ binh Cách mạng trên 120.000 người.

             Nhưng tất cả cũng chỉ là thổi phồng vì ai cũng biết quân lực Ba Tư đã gần như kiệt quệ sau 8 năm chiến tranh với Iraq. Trong lúc đó các giáo sĩ Hồi giáo cực đoan cầm quyền, chỉ lo yểm trợ các Tổ chức khủng bố ngoại vi, nên đâu có dành ngân khoản lớn cho Bộ Quốc phòng để canh tân quân đội, bổ sung mua sắm chiến cụ vũ khí mới. Tóm lại vũ khí mà Ba Tư mong mõi đạt chiến thắng là “ Ðội quân tình báo nằm vùng “ có mặt khắp nơi trên thế giới, kể cả Âu Châu và Hoa Kỳ. Ngoài ra còn hai Tổ chức Khủng bố Herbollah và Hamas, đang hoạt động quấy nhiểu ngay trong lãnh thổ Do Thái. Trên Ấn Ðộ Dương, Ba Tư có một bờ biển dài, án ngự vịnh Persian, eo biển Hormuz ngang qua United Arab Emirates, cùng với vinh Bengal. Tất cả đều là thủy lộ chuyển dầu quan trọng từ Trung Ðông, Trung Á, Iraq về Cận Ðông, Úc và Châu Mỹ.. hiện đang do Ðệ Lục Hạm Ðội cùng Hải quân Ấn Ðộ phòng thủ.

             Ba Tư hiện đã tuyển dụng, tài trợ cho 8 tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan và kết hợp chúng lại thành Lực lượng Ðặc biệt, có nhiệm vụ khủng bố phá hoại, để trả đủa Mỹ và Ðồng Minh khi các cơ sở Nguyên Tử tại Ba Tư bị hủy diệt. Các lực lượng khủng bố tương tự, cũng được thành lập tại Iraq do Nhóm Hồi giáo cực đoan Al Sadr chỉ huy. Tại Palestine có Nhóm khủng bố Hezbollah.. Chiến thuật mói được thi hành, đó là Bom xe, bom người.. đã gây rất nhiều thiệt hại nhân mạng trên chiến trường Iraq, A Phú Hản hiện nay.

            Sau cùng là lá bài “ Nga, Trung Cộng “ mà ai cũng biết, qua việc Ba Tư và Nga đang hợp đồng khai thác dầu khí tại Biển Caspien. Ðịa điểm này từ trước đã là trung tâm dầu khí của Nga, trong đó có thanh phố Volgagrad (Stalingrad), có nhiều xưởng lọc dầu. Nga cũng đang giúp Ba Tư bảo quản Nhà máy điện Nguyên tử Busherh trị giá cả tỷ đô la, do Nga cùng đầu tư. Sau rốt, Ba Tư là khách hàng thứ 2, về việc tiêu thụ vũ kh1 của Nga

            Với Trung Cộng, Ba Tư là nước cung cấp 50% số lượng dầu thô, ngược lại thị trường Ba Tư đang tiêu thụ hàng hóa “ thượng vàng hạ cám “ của Tàu đỏ. Chính vậy, nên cả hai nước Tàu-Nga, luôn bày tỏ sự bất đồng với Mỹ-Liên Âu về chuyện Nguyên Tử của Iran. Buổi trước Hoa Kỳ và Liên Xô dù đã gây cấn đến thế nào chăng nữa, cũng chỉ đấu võ mồm mà không hề đối mặt trên chiến trường. Nguyên do là tiềm lực nguyên tử cả hai đều cân bằng và sự kìm hãm này, đã không còn nửa vì hiện tại Nga không phải Liên Bang Sô Viết, đã thua kém Hoa Kỳ về kinh tế, quân sư, trong đó có vũ khí hạt nhân.

            Một điều quan trọng khác mà ai cũng thấy, là kho dự trữ Hạt Nhân của Nga càng lúc càng sút kém từ số lượng tới phẩm chất, vì không có đủ ngân khoản bảo trì, canh cải như Hoa Kỳ. Vì vậy, Nga từ năm 2000 tới nay, đã có nhiều tàu ngầm nguyên tử phải nằm ụ hay bất khiển dụng. Nhiều cuộc thử nghiệm tìm vũ khí mới của Nga, nhằm chống lại chương trình Lá Chắn của Mỹ, cũng thất bại. Tệ hơn là chuyện tờ báo Kommiersan của Nga, vừa tiết lộ tin mật rằng ‘ Nga hiện nay chẳng còn một VỆ TINH TÌNH BÁO nào trên quỹ đạo ‘.

            Hiện tại, Nga, Trung Á, Trung Ðông, Ba Tư và Iraq.. hầu như đang nắm trong tay chìa khóa của một cuộc chiến tranh lạnh khác về Năng Lượng. Việc Ba Tư dùng Bom Nguyên Tử để hù dọa thế giới, chẳng qua cũng chỉ vì mục đích làm tăng vọt giá dầu và khí đốt (có thể lên tới 100 US/1thùng), ít ra cũng giúp cho Nga phần nào thêm phương tiện, sản xuất loại Hỏa Tiển mới Bulava và Topol-M, hầu thay thế các lọai cũ đã lổi thời. Bài bản trên của Nga và Ba Tư, tuy đã làm cho Hoa Kỳ, Nhật, Liên Âu và cả Trung Cộng lo lắng nhưng thực chất thì ai cũng biết rõ..

+ BA TƯ VÀ TRẬN TUYẾN NĂNG LƯỢNG :

            Mặc dù Collin Powell cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ luôn nhấn mạnh rằng “ Dầu Lửa “ không phải là mục tiêu của cuộc chiến Iraq, song vẫn không thuyết phục được ai. Hiện nay Iraq đang sở hữu 11% trữ lượng dầu thế giới với mức khai thác từ 112-200 tỷ thùng và là nước bán dầu thô rẽ nhất. Trong tình hình phát triển kinh tế thế giới từ nay tới năm 2020, với nhu cầu tiêu thụ mỗi ngày 112 triệu thùng. Ðể cung ứng nhu cầu trên, phải có dầu của 6 nước Saudi Arab, Ba Tư, Iraq, Kuwait, Liên Minh Ả Rập Thống Nhất và Venezuela mới đủ. Hoa Kỳ là nước tiêu thu dầu nhiều nhất. Tóm lại trữ lượng Dầu của Iraq hiện có, tương đương với tổng số dầu của Mỹ, Canada, Mexico, Úc, Tây Âu, New Zealand, Trung Cộng và tất cả các nước không thuộc Trung Ðông. Ngoài ra Dầu của Iraq sản xuất hằng ngày, chỉ mới bơm tại 7 giếng, trong tổng số 15 hiện có., mà đã có tới 115 tỷ thùng. Tóm lại vì dầu, xưa nay Iraq luôn là miếng mồi ngon của các đế quốc Tây Phương

            Mặc dầu Mỹ có trử lượng Dầu tới 22 Tỷ thùng nhưng chỉ dành cho các mục tiêu chiến lược, còn nhu cầu hằng ngày đều là Dầu Nhập Khẩu. Cũng vì nhu cầu này, mà Hoa Kỳ đã phải thâm thụt ngân sách. Trong khi đó, càng lúc Trung Cộng và Ấn Ðộ càng tăng mức tiêu thụ dầu lên tới 7%, so với Hoa Kỳ và các nước tiền tiến công nghệ Âu Châu, Nhật.. nhiều gấp 8 lần. Tóm lại, chỉ trong vòng 10 năm qua, Á Châu đã tiêu thụ láng số dầu dư thừa dự trữ của các thập niên trước. Ðây chính là lý do làm tăng giá dầu hiện nay. Ðiều này cũng đã xảy ra vào những thập niên 60-70, khi nền kinh tế của Âu Châu và Nhật Bổn phục hồi phát triển sau thế chiến 2. Sự cố đã làm cho giá dầu tăng thêm 20% vào năm 1971, làm ảnh hưởng đến nên kinh tế cả thế giới, gây cảnh hổn độn cũng vì giá dầu tăng.

            Ðể giải quyết sự độc tôn của các nuớc sản xuất dầu, gọi chung là OPEC, thời đó nhiều nước đã tìm được các mõ dầu ở Mexico, Bắc Hải, Nam Dương, Châu Phi và Bắc Alaska. Ngày nay, nhân loại cũng cứ tiếp tục tìm dầu tại Nga, Phi Châu, Trung Á và Vịnh Mễ Tây Cơ. Riêng Hoa Kỳ, chính phủ sắp cho phép khai thác dầu ở Alaska, Lawrence Golstein, mà theo các chuyên gia, số dự trữ dầu lên tới 6-15 tỷ thùng. Song song dầu còn được sản xuất từ Hắc in, sức gió , Ethanol, rượu Acohol biến chế từ bắp. Những thứ trên, có thể cung cấp xăng, như là một thứ nhiên liệu cần thiết hiện nay.

            Cuối cùng giải pháp chận đứng việc tăng giá dầu có chạy đường trời cũng phải do chiến tranh giải quyết, mà khởi đầu là biện pháp trừng phạt kinh tế cấm vận, như đã xảy ra tại Iraq trước đó. Ba Tư là quốc gia sản xuất dầu lửa hạng nhì trên thế giới, nên không thể nào thoát ra được những hệ lụy liên quan tới năng lương. Trước mắt nếu mọi thứ không giải quyết được bằng hòa bình ngoại giao, qua áp lực của Hội Ðồng Bảo An LHQ, tẩy chay mà không cần cấm vận, Ba Tư sẽ không còn số ngoại tệ gần 50 tỷ mỹ kim tiền bán dầu, dùng thực hiện các cơ sở hạ tầng và cải thiện đời sống của dân nghèo trong nước.

+ CUỘC TRANH CHẤP DẦU LỬA TẠI TRUNG Á GIỮA MỸ-NGA :

            Giống như thế kỷ XIX, lần này miền Trung Á lại nổi lên sóng gió đầy trời, mà đầu tiên tại nước Turkménistan,vừa tìm được nguồn dự trữ khí đốt, dầu hỏa khổng lồ, đồng thời với dự án đặt ống dẫn dầu về phía Viễn Ðông, mà không cần phải qua Nga và Ba Tư như trước.

            Turkménistan nguyên là hoang mạc nghèo nàn suốt thời kỳ thuộc Liên Xô. Từ năm 1991 nước này được độc lập, nên Tổng thống Saparmyrat Niyazov đã mời Hoa Kỳ vào khai thác tài nguyên. Kết quả đã tìm thấy trong vùng Karakoum một kho tàng khổng lồ, gồm mõ dầu với trữ lượng 6 tỷ thùng và khoảng 3000 tỷ khí đốt. Triển vọng tương lai đầy hứa hẹn của quốc gia Hồi giáo này với 4 triệu dân đã bị khựng lại . Nguyên do cũng vì sự tranh chấp quyên kiểm soát Trung Á của Nga-Mỹ, dẫn tới hổn loạn ở vùng Caucase, A Phú Hản.. khiến Mỹ cấm vận Ba Tư và gây cấn với Nga

            Do tình hình bất ổn, nên người Mỹ đã phải ngưng kế hoạch đặt ống dẩn dầu và khí đốt từ Turkménistan, tới các nước Ðông Á, Pakistan, Vịnh Ba Tư và Châu Âu. Ðề tiếp tục tìm kiếm nguồn dầu khí, Hoa Kỳ lại chuyển hướng sang nước Ouzbékistan cũng nhiều tài nguyên không thua gì nước láng giềng. Con đường tơ lụa ngày xưa, nay cũng chính là hệ thống ống dẫn dầu và khí đốt.

            Trước đây cả Trung Á thuộc Liên Xô, nên người Nga độc quyền sản xuất dầu hỏa khí đốt toàn vùng sang Âu Châu. Nay thì tình thế đã đổi thay, Trung Á đã độc lập, mở cửa cho người Mỹ, đổ tiền bạc vào đầu tư, ráo riết tranh giành ảnh hưởng với Nga. Vì thế từ năm 1995, trở về sau, thủ đô Tachkent của Ouzbékistan, trở thành trung tâm đầu tư của các Hảng khai thác dầu Mỹ. Chiến tranh dầu hỏa đã bắt đầu giữa hai phe Hoa Kỳ, Ouzbékistan, Turkménistan, Do Thái, Thô Nhĩ Kỳ, Pakistan, Kazakhstan.. đối đầu với Nga, Ba Tư, Kirghizistan.

            Một dự án vĩ đại đã được hoạch định, do sự hợp tác của các công ty Exxon (Mỹ), Mitsubishi (Nhật) và National Petroleum Corp (Trung Cộng), nhằm xây dựng một đường ống dẫn dầu-khí, dài trên 8000 km. Ðường ống này hoàn toàn chạy ngoài lãnh thổ Liên bang Nga và Ba Tư, nhằm dẫn dầu-khí của Turkménistan, sang tận nước Nhật. Theo dự án, đường ống dẩn này, sẽ tiếp nhận thêm dầu-khí của các nước Kazakhstan, Ouzbekistn và Tân Cương , với chi phí thực hiện lên tới 22 tỷ đô la. Ðặc biệt , đường ống này sau khi tới bờ biển Trung Cộng, sẽ chìm dưới đáy biển sang Nhật Bổn. Nếu không có gì thay đổi, công tác sẽ hoàn thành vào năm 2010.

            Một đường ống khác cũng dự trù sẽ thực hiện, dẫn dầu khí Trung Á xuống A Phú Hản và Pakistan. Ngoài ra còn có đường ống dài 278km, do Thổ và Ba Tư liên doanh với Turkménistan, sang Châu Âu. Cuộc tranh chấp dầu nay đã đến hồi quyết liệt, đến nổi chính phủ Mỹ phải thành lập một Ủy Ban đặc biệt, phụ trách việc khai thác dầu-khí tại Trung Á và quanh Caspienne, gồm Hội Ðồng ANQG, Bộ Quốc Phòng, CIA . Do nhu cầu toàn vùng, Hoa Thịnh Ðốn phải để cho Turkménistan tồn tại, khi nước này đang hợp tác với Ba Tư.

+ DẦU HỎA BIỂN CASPIENNE : CON BÀI CHIẾN LƯỢC CỦA HAI PHÍA :

            Sự xung đột xãy ra từ trước tới nay ở khu vực Caucase, đều do nguyên nhân vùng này là trung tâm của mọi ống dẩn dầu từ biển Caspienne tựu về. Ðây là tham vọng lớn của Nga có từ lâu đời, muốn tất cả sản lượng dầu hỏa khai thác tại Biển Caspienne, phải chạy qua lãnh thổ cuả mình, thông qua đường ống dẩn cũ từ Bakou (Azerbaidjan) tới Novorossiisk (Nga). Nhưng mọi sự giờ đã nằm ngoài tầm tay của Nga. Ðó là sự kiện ngày 17-4-1999, một đường ống dẫn mới dưới quyền kiểm soát của Khối Nato, đã được khánh thành. Ðường này nối liền Bakou với hải cảng Soupsa (Géorgie) trên bờ Hắc Hải, với sự hợp tác của Liên Âu và các nước Géorgie,Ukraine,Azerbaidjan và Moldavie.

            Tháng 10-1999, hai nước Thổ và Azerbaidjan lại hợp tác xây thêm một đường ống dẫn thứ 2 từ Bakou tới hải cảng Ceyhan của Thổ ở Ðiạ Trung Hải. Như vậy, tất cả dầu hỏa và khí đốt tại Miền Nam Liên Xô cũ trước kia, quanh Biển Caspienne, đã không còn dính líu tới Nga nửa. Ngoài ra âm mưu cắt đứt ống dẫn dầu trong lãnh thổ Nga, luôn xãy ra vì Lực lượng kháng chiến quân Tchétchénie thực hiện. Tình trạng nguy ngập đến nổi, người Nga đã phải dùng xe bồn để vận chuyển dầu, ngược về hướng Bắc tránh lãnh thổ Daghestan luôn bị tấn công đe dọa. Từ năm 1997, Mỹ đã liên kết được với Azerbaidjan, đặt nhiều căn cứ chiến lược quanh biển Caspienne. Mong ước của Hoa Kỳ là tìm cho được nguồn cung cấp dầu khí , độc lập với Nga và Ba Tư, Tuy nhiên ý định trên đã vấp phải sự trả đủa của Khối sản xuất dầu OPEC, qua thủ đoạn thả nổi giá cả và dùng các phần tử Hồi giáo khủng bố, phá hoại các đường ống dẫn.

+ MỸ LOẠI BA TƯ VÀ NGA RA KHỎI MÕ DẦU TRUNG Á VÀ CASPIENNE :

            Vùng biển Caspienne và kho vàng đen dưới đáy của nó có diện tích bằng nước Nhật, được khai thác từ cuối thế kỷ XIX, với trữ lượng hơn 10% của thế giới, tính theo thời giá hơn 4000 tỷ đô la. Nhưng khu vực Caspienne ngoài địa thế vô cùng hiểm trở, hiện còn bị khống chế bởi du kích quân ly khai Chechnya và Kurd. Bởi vậy nên chi phí khai thác dầu ở đây rất tốn kém và đầy nguy hiểm.

            Sau khi Liên Xô tan rã, các công ty dầu Mỹ, Âu Châu, Nhật, Trung Cộng, Nam Mỹ kể cả người Nga.. thi nhau vung tiền ra khai thác. Bakou, thủ đô của nước Cộng Hòa Azerbaijan, hiện là nơi đặt trụ sở của hầu hết các nước đang khai thác dầu. Tới nay, đã có 12 công ty dầu, do British Petrolium (Anh) và Amoco (Mỹ) dẩn đầu, đã sản xuất được 145.000 tấn dầu. Một đường ống dẫn, từ Bakou xuyên qua lãnh thổ Azerbaijan, tới tận hải cảng Novorossisk trên bờ Hắc Hải. Theo thời gian, dầu càng lúc càng được khai thác nhiều hơn, nên lại phải đặt thêm nhiều đường ống lớn.

            Với ba nước nằm ven biển Caspienne là Azerbaijan, Kazakhstan và Turkmenistan, đều muốn gạt bỏ Nga và Ba Tư cũng là hai nước nằm ven biển này. Sự kiện này đã khiến cho hai nước trên rất thù hận người Mỹ đã dùng tiền bạc mua chuộc ba nước cộng hòa cũ, để chiếm kho báu vàng đen, vốn thuộc Nga và Ba Tư từ lâu đời.

            Chính Tổng thống Bush cha và Phó Tổng thống Cheney.là những người mở đường cho chính phủ Mỷ đặt chân tới Trung Á và Biển Caspienne từ tháng 7-1997. Tại vùng này, người Mỹ chẳng nhửng thẳng tay loại bỏ Ba Tư ra khỏi khu vực khai thác, mà còn có ý định không để cho bất cứ nước nào khống chế độc quyền về đường ống, trong đó có Nga.

            Ðó mới chính là nguyên nhân của cuộc xung đột mới hiện nay, giữa Mỹ-Do Thái-Liên Âu với Ba Tư-Nga-Trung Cộng. Người Nga đã phẩn uất trước lãnh thổ và tài nguyên cũ của mình, ngày nay đã bị ngoại nhân dành giựt khai thác và chiếm hết ảnh hưởng chính trị toàn vùng.

            Với Ba Tư lại càng căm hận Mỹ và Tây Phương. Trên diễn đàn thế giới, Ba Tư luôn trưng dẫn các bản Hiệp ước đã ký với Liên Xô năm 1921 và 1940, để dành chủ quyền của mình nơi kho báu quanh biển Caspienne. Ngoài ra còn quảng cáo rằng lãnh thổ của mình, mới chính là con đường ngắn nhất, để vận chuyển dầu từ Trung Á và vùng Caspienne ra biển. Nhưng nói gì thì nói, qua áp lực và tiền bạc Mỹ, hai nước Nga và Ba Tư, đã bị loại khỏi cuộc chơi. Những con đường ống dẫn dầu mới được thưc hiện, dẩn dầu khí toàn khu vực, ra Viễn Ðông, xuống Nam A tới Âu Châu.. được đặt trên lãnh thổ của Kazakhstan,Turkmennistan, A Phú Hản, Thổ Nhĩ Kỳ.. ra các vùng biển. Riêng Pháp đã xé lẽ, tự làm một đường ống Bắc-Nam qua Ba Tư ra vùng Vịnh với chi phí trên 4 tỷ đô la, sự tớn kém đâu có thua gì của Mỹ.

            Tóm lại tất cả các sự đối đầu của Mỹ đã và đang xảy ra, hầu hết đều có dính dấp tới năng lượng. Dầu rất quan trọng với Hoa Kỳ trong quá khứ và cũng sẽ là vấn đế sinh tử của tương lai. Dầu cũng là thứ vũ khí giết người vô số kể trong thế giới của người Ả Rập .Bởi vậy nếu cuộc chiến có xảy ra lần này, Mỹ đánh Ba Tư, cũng chẳng qua vì dầu. Còn nói là Mỹ quan tâm tới bom Nguyên Tử của Ba Tư, chắc các nước Bắc Hàn, Hồi Quốc và Ấn Ðộ.. đã bị Hoa Kỳ, Liên Âu tiêu diệt từ lâu, nhất là đối với Bắc Hàn đang dùng bom Nguyên Tử để múa may quay cuồng, quấy rối Châu Á và hù dọa cả Mỹ.

Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 11-2010
MƯỜNG GIANG                  

No comments:

Post a Comment