Chỉ trong mấy ngày gần đây, cọng đồng Việt-Nam tại California xôn xao với những tin tức được truyền ra theo đó chính trị gia và giới chức hành pháp ở San Francisco bao gồm ông Thị Trưỡng San Francisco Gavin Newsom, vị Phụ Tá Chủ Tịch Thượng Viện California Leland Y Yee và ngay cả ông Thống Đốc California Arnold Schwargenegger đã gởi văn thư cho tòa Lãnh Sự CSVN tại San Francisco, chúc mừng ngày Quốc Khánh 2 tháng 9 năm 2009 của nước này. Trên phương diện công pháp quốc tế cũng như ngoại giao, các văn thư chúc mừng khen ngợi, đánh bóng chế độ, lãnh tụ các quốc gia khác là chuyện thường tình trong chính trị. Nhưng ở đây có chuyện khác biệt: văn thư đã xữ dụng và khen tặng cọng đồng tị nạn Việt-Nam như là những thần dân của chế độ CSVN, một “bán đứng” danh nghĩa của cọng đồng và rất hợp với nghị quyết 36 trong chính sách việt kiều. Tôi đã đọc email, những văn thư của các chánh khách trên cũng như đã xem qua 7 video clips của 2 ông Đỗ Vinh và Ngô Kỷ trình bày. Danh từ các chính khách Hoa Kỳ này xữ dụng rất rõ ràng :người Mỹ gốc Việt (Vietnamese American). Như ai cũng biết: cọng đồng người Mỹ gốc Việt là cọng đồng của những Việt người tị nạn cọng sản, di tản trong những ngày cuối cùng của chế độ VNCH, là những thuyền nhân trong suốt 20 năm (1975 -1995), là những người được chính quyền Hoa Kỳ cho đi trong chương trình di trú nhân đạo (HO) và những thân nhân đuợc các người đã tị nạn trước đó bão lảnh. Dĩ nhiên nhân viên của tòa đại sứ CSVN, du học sinh cũng như những điệp viên, cán bộ cộng sản nằm vùng được gởi theo các đoàn tị nạn này, đang sống âm thầm không thể kể vào cọng đồng tị nạn được. Thật không thể tin được đây là 1 lầm lẩn hành chánh ở cấp bang giao quốc tế mà thường những văn thư như thế này phải được nghiên cứu kỹ càng... Tôi chia sẻ những xúc động của ông Ngô Kỷ khi ông đọc to văn kiện vinh danh cờ vàng 3 sọc đỏ theo sau đó là văn thư của ông Thống Đốc gởi Tòa Lảnh Sự CSVN ở San Francisco ca ngợi những đóng góp của cọng đồng người Mỹ gốc Việt nhân ngày Quốc Khánh 2009 của CSVN. CSVN đang chơi trò chơi gì? Không thể phân hóa, mua chuộc cọng đồng tị nạn, họ “chơi” ở cấp cao hơn: nhờ chính quyền Mỹ đội cái nón cờ đỏ sao vàng cho cọng đồng tị nạn này? Cách đây không lâu, cơ quan khai thuế IRS cho phát hành “cẩm nang” khai thuế cho người Việt và đã lầm lẫn dùng cờ đỏ sao vàng như là ký hiệu. Họ đã phải thu hồi tất cả các ấn loát tính cho phát hành rộng rãi sau khi cọng đồng chúng ta nhất tâm phản đối. Giờ đây, chúng ta có thể làm gì để yêu cầu Thống Đốc Cali cũng như những chính khách Hoa Kỳ giải thích những sự kiện này? – cũng như ngăn chận không cho nó tiếp tục phát triển trong tương lai? 35 năm trước đây, để thỏa hiệp với Trung Cộng, Hoa Kỳ đã bỏ rơi VNCH. Giờ đây, trở lại Việt-Nam để chận đứng sự bành trướng khó kiểm soát của Trung Cộng, họ có phải hay sẽ thỏa hiệp như thế nào với nhà cầm quyền CSVN? Để xóa bỏ những dấu tích của tội ác, CSVN đã từng áp lực các nước Mã Lai, Indonesia, Phillipine đục bỏ các di tích của thuyền nhân tại các quốc gia này. Giữa quyền lợi của nước Mỹ và những giá trị đạo đức mà họ thường quảng bá, họ sẽ chọn cái gì? Người ta còn nhớ trong lần đầu công du Trung Quốc bà Ngoại Trưỡng Hoa Kỳ đã nhắn gởi trước là sẽ không nói chuyện nhân quyền. Còn đối với Việt-Nam ? - Nếu chỉ vì quyền lợi thì như lời của 1 bình luận gia người Mỹ đã nói gần đây cho những chính khách này: Thật ra người Mỹ cần Cộng Sản Việt-Nam hay Cộng Sản Việt-Nam cần người Mỹ hơn? Nếu Cộng Sản Việt-Nam cần sự trở lại của người Mỹ hơn thì họa chăng lập luận của một số người cho rằng sự trở lại này sẽ có lợi cho công cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ Việt-Nam như người Mỹ có thể gây áp lực với nhà cầm quyền này. Còn nếu ngược lại thì cọng đồng tị nạn Việt-Nam phải chuẩn bị cho 1 phản công mà cộng sản đã chờ đợi từ lâu bởi vì những gì người Mỹ phải làm trước hết là vì quyền lợi của họ. Nếu vẫn còn không thấy điều đó thì chỉ tại người Việt-Nam tị nạn ưa mơ mộng mà thôi. Tôi không quen ông Ngô Kỷ, ông Đổ Vinh, cũng chưa từng nói chuyện với 2 ông này và cũng không biết những “tham vọng” chính trị nếu có của 2 ông. Nhưng có thể nào chỉ dưới lá cờ tị nạn chúng ta gạt bỏ những khác biệt chánh kiến để đấu tranh cho tiếng nói thống nhất của chúng ta trên phần đất tự do cuối cùng này? Chúng ta đã học được bài học gì trong các vận động của người Việt qua cuộc bầu cử vừa qua? Ngay cả với sự đồng thuận tuyệt đối (12%), cọng đồng người Việt tại Nam Cali chúng ta cũng phải vất vả để có tiếng nói trước 62% của cọng đồng người Mễ và các cọng đồng còn lại. Khác với các cọng đồng khác, cọng đồng tị nạn Việt-Nam không được yểm trợ của mẫu quốc mà ngược lại còn phải chiến đấu cho sự sống còn độc lập của mình. Cho nên con đường phát triển của cọng đồng tị nạn Việt-Nam quả là cam go, phải gặp nhiều khó khăn hơn các cọng đồng khác, kể cả cọng đồng Do Thái. Giờ đây đã rõ ràng người Việt tị nạn không chỉ đơn giản chấp nhận 1 cuộc sống an phận trên vùng đất tự do này mà được. Chế độ CSVN, cho đến ngày tàn lụi, sẽ không bao giờ tha thứ cho sự hiện diện của thành phần này. Đó là một ung nhọt mưng mủ rất khó chịu trong tâm hồn của những người CSVN và là một hình ảnh đầy phản cảm của chế độ dưới quan sát của quốc tế. Đó là tại sao họ họ phải tốn công triệt hạ các di tích tị nạn trên các quần đảo xa xôi ở Đông Nam Á. Có thể nào người Việt tị nạn tiếp tục “ngây thơ” diễn dịch nghị quyết 36 qua những danh từ cao đẹp và giới hạn của nó? - Nếu vậy thì quả là “35 năm, 1 bài … không chịu học”! Giờ đây, là công dân của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, người Việt tị nạn có thể yên thân sống với những thành tựu nho nhỏ của mình và gia đình mình, cho dù ở San Francisco đang treo cờ gì hay đang đội cho họ cái mũ màu gì? Có thể nào thành quả đã được thế giới biết đến của người tị nạn Việt-Nam đành phải “chào thua” trước những thỏa mãn dừng lại và những phân hóa đi từ bản chất(?) cũng như những vận động khuấy phá của CSVN đang âm mưu bôi xoá những di tích nhân bản này của loài người? TRANG HIEN VO |
Monday, December 13, 2010
Cộng Đồng Tị Nạn Là Thành Phần Nào?
Thursday, December 9, 2010
Trận chiến Mỹ-Hoa đã khởi sự
Biến hóa vô lường
Nhiều người Việt chúng ta cứ hỏi nhau, rằng liệu chiến tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có xảy ra không? Câu trả lời phải là “chắc chắn!” Miễn là ta định nghĩa cho đúng thế nào là chiến tranh! Thực tế thì chiến tranh đã xảy ra rồi, với nhiều dạng biến hóa vô lường. Câu hỏi mà mình cần nêu ra là “trong hoàn cảnh đó, Việt Nam phải làm gì...?” Câu hỏi ấy, xin để kỳ khác!
Trước hết, hãy nói về định nghĩa.
Người ta thường nghĩ chiến tranh là xung đột bằng võ lực giữa hai tập thể chính trị. Nhưng từ ngàn xưa rồi, các nhà lãnh đạo xuất chúng đều chỉ ra rằng võ lực là giải pháp tệ nhất. Lý tưởng là phải đạt mục tiêu của tập thể, thí dụ như quốc gia, mà khỏi phải dụng binh. Vì vậy, chiến tranh vẫn có thể bùng nổ mà không có tiếng đạn bom sát phạt. Nó bùng nổ dưới nhiều dạng khác, như chính trị, ngoại giao, kinh tế, tuyên truyền, v.v... và nó vận dụng những phương tiện càng bất ngờ càng hay. Trong thế kỷ 21 này, loại phương tiện ấy thật ra dồi dào và bất lường - có khả năng lường gạt - hơn hẳn những gì mà loài người có thể nghĩ tới trong suốt mấy chục thế kỷ trước.
Dù phương tiện có khác xưa, chứ ý chí thì không đổi. “Binh bất yếm trá”, ai cũng biết thế. Nhưng, phàm về cách dụng binh thì “toàn quốc vi thượng” - giữ được sự an toàn cho quốc gia mới là thượng sách. “Không đánh mà khuất phục được quân của người thì mới là người giỏi trong những người giỏi”, một nhà chiến lược Trung Hoa đã nói vậy từ mấy ngàn năm trước! Nói cho dễ hiểu thì... phản chiến mà vẫn thắng thì mới là giải pháp lý tưởng.
Trong tình huống đó, chiến tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã thực tế xảy ra. Gần đây, những vận động ồn ào về võ khí hay quân sự chỉ là phần biểu hiện ở mặt ngoài cho nhu cầu chiến thắng, và khuất phục, mà khỏi cần lâm chiến.
***
Nhìn từ Hoa Kỳ thì 10 năm sau khi chính quyền Mỹ mở cửa cho Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO, ngày nay lãnh đạo Bắc Kinh đã gây thêm vấn đề cho cộng đồng thế giới và đe dọa an ninh lẫn quyền lợi của nước Mỹ. Ba lãnh vực đáng chú ý là 1) thế giới, 2) an ninh và 3) quyền lợi kinh tế.
Trung Quốc tiếp tục phổ biến kỹ thuật và võ khí tàn sát cho các chế độ hung đồ được Bắc Kinh bao che và bảo vệ. Trung Quốc bành trướng sức mạnh quân sự và cả phương tiện chiến tranh phi quân sự và phi quy ước, và đe dọa an ninh của nhiều quốc gia tại Ðông Á, không riêng gì Ðài Loan. Tại Á Châu, Bắc Kinh không tham gia vào nỗ lực quốc tế của Liên Hiệp Quốc hay Minh Ước NATO để góp phần ổn định tình hình, thí dụ như tại Pakistan, Afghanistan hay toàn cõi Trung Á, mà còn khai thác nỗ lực đó của quốc tế để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Ðấy là một vấn đề cho thế giới.
Bắc Kinh còn đẩy mạnh nỗ lực lũng đoạn, tình báo và xâm nhập điện toán nhắm thẳng vào Hoa Kỳ và đe dọa hạ tầng cơ sở điện tử của Mỹ. Bắc Kinh không chỉ kiểm soát và điều hướng thông tin và tuyên truyền trong lãnh thổ mà còn mở chiến dịch vận động ra ngoài. Và nhắm vào dư luận Hoa Kỳ, để tạo ra ấn tượng sai lạc về bản chất của Trung Quốc, về mối quan hệ Mỹ-Hoa và về Hoa Kỳ. Bắc Kinh không chỉ tác động vào dư luận các nước khác mà còn tận dụng các doanh nghiệp du thuyết - lobby - Mỹ để lung lạc chính trường, chánh sách và công chúng Mỹ. Quốc Hội Mỹ đã được báo cáo như vậy.
Về chiến lược phát triển, việc cải cách kinh tế mà Trung Quốc tiến hành từ ba chục năm qua không áp dụng quy tắc thị trường mà nhắm vào một sách lược kỹ nghệ có chọn lọc, có trợ cấp, để đẩy mạnh xuất cảng. Vì vậy, trong quan hệ kinh tế giữa hai nước, Trung Quốc đạt lợi thế đáng kể - xuất siêu rất cao - nhờ kềm hãm tiêu thụ và gia tăng tiết kiệm nội địa qua chế độ hối đoái giả tạo và qua quy chế mậu dịch lệch lạc so với quy định của WTO. Với khối dự trữ ngoại tệ cực lớn, Trung Quốc có khả năng tác động vào luồng trao đổi toàn cầu và vào thị trường tài chánh Hoa Kỳ - lẫn giá trị của đồng Mỹ kim.
Vì sự ổn định của thế giới lẫn sự an toàn và quyền lợi kinh tế của mình, Hoa Kỳ cần quan niệm lại đối sách với Trung Quốc. Lãnh đạo Hoa Kỳ đã từng mong muốn xứ này phát triển trong ổn định, thành đối tác biết điều có khả năng góp phần bảo vệ hòa bình và thịnh vượng cho nhân loại. Nhưng dù mong muốn như vậy và hợp tác với Bắc Kinh trong tinh thần đó, Hoa Thịnh Ðốn vẫn phải tự chuẩn bị cho tình huống bất lợi, xuất phát từ những tính toán của Bắc Kinh.
Nhìn từ Bắc Kinh thì đây là một quyết định thù nghịch!
***
Lãnh đạo Bắc Kinh cho rằng thế giới đã có thái độ bất công với Trung Quốc từ 150 năm nay rồi và họ có nhiệm vụ cải sửa sự bất công ấy.
Trong hai chục thế kỷ, Trung Quốc đã là siêu cường toàn cầu - khi toàn cầu mới chỉ là đại lục địa Âu-Á. Tình trạng ấy chấm dứt vào giữa thế kỷ 19, khi Trung Quốc lụn bại và bị liệt cường xâm lấn và sâu xé, rồi trôi vào nội chiến cho tới ngày đảng Cộng Sản đại thắng. Việc giành lại chủ quyền tại Hong Kong và Ma Cao và việc giải phóng Ðài Loan là một nhiệm vụ lịch sử của đảng.
Sau khi tiến hành cải cách kinh tế, Trung Quốc bắt đầu công nghiệp hóa và cố thu hẹp khoảng cách tụt hậu với thế giới. Ðảng Cộng Sản đã áp dụng chiến lược kinh tế đúng đắn để đưa xứ này thành đại cường kinh tế và tất nhiên phải giành lại ngôi vị siêu cường chính đáng của mình. Tuy nhiên, khác với lịch sử mấy ngàn năm, tiến trình kỹ nghệ hóa đòi hỏi Trung Quốc phải mở cửa giao thiệp với bên ngoài để bảo đảm nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu và khuếch trương các thị trường xuất cảng.
Nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế chính đáng, Trung Quốc phải có phương tiện quân sự tương xứng.
Từ ngàn xưa, Trung Quốc từng bị các dị tộc tấn công từ hướng Tây và mạn Bắc, cho nên việc xây dựng vùng trái độn quân sự ở khu vực ngoại biên là đòi hỏi chiến lược. Khởi đầu là Vạn Lý Trường Thành ở mạn Bắc và chế độ “đồn điền” - kinh tế quân sự - ở Cao nguyên Thanh Tạng, Tây Vực, Mông Cổ và Mãn Châu. Trong thế kỷ 20, Trung Quốc còn bị tấn công từ hướng Ðông, từ vùng duyên hải, cho nên khái niệm “vùng trái độn quân sự” tất nhiên phải mở rộng.
Với công cuộc phát triển và nhu cầu bảo đảm thị trường cùng nguồn cung cấp trên toàn cầu, Trung Quốc phải thành đại cường hải dương. Trước hết phải xây dựng vùng trái độn rộng lớn và vững mạnh hơn. Trong bước đầu của một tiến trình lâu dài, Bắc Kinh phải kiểm soát được vùng biển cận duyên, biển xanh lục, để rồi sẽ kiểm soát được vùng viễn duyên, biển xanh dương. Trung Quốc phải làm chủ tình hình từ Thái Bình Dương qua Ấn Ðộ Dương lên tới Hồng Hải vào Trung Ðông, xuống tới vùng biển tiếp giáp với Châu Phi.
Vì thế, vùng biển xanh lục quan lãnh thổ, trải dọc từ Hoàng Hải bên bán đảo Triều Tiên xuống tới eo biển Ðài Loan rồi Trung Nam Hải - Ðông Hải của Việt Nam - trở thành vùng quyền lợi cốt lõi. Ðó là “hạch tâm lợi nghĩa”. Nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi tâm huyết của tổ quốc. Nó cũng quan trọng như Ðài Loan, Tây Tạng hay Tân Cương.
Huống hồ, khu vực cận duyên ấy còn có tiềm năng rất lớn về kinh tế nằm sâu ở dưới, từ đảo Ðiếu Ngư Ðài / Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản đến Hoàng Sa đã cướp của Việt Nam và Trường Sa đang lấy của Việt Nam và các nước Ðông Nam Á khác.
Nhìn từ Bắc Kinh ra thì suốt 500 năm qua, các nước Âu Châu, rồi Mỹ, Nhật, Nga hay Liên Xô đều đã lý luận và thực hiện việc đó qua đường lối ngoại giao pháo hạm hoặc khuynh đảo trắng trợn. Ngày nay, các nước lại muốn cản trở nỗ lực phát triển chính đáng của Trung Quốc và tìm cách be bờ nên lãnh đạo không thể nhượng bộ được. Cho dù chưa có sức mạnh quân sự tương xứng, Trung Quốc vẫn có thể chống trả bằng hình thái chiến tranh bất cân xứng, bằng phương tiện phi quy ước của thế giới hiện đại.
Ðó là những suy tính “khách quan” của đôi bên.
***
Xưa kia, Ðặng Tiểu Bình khéo căn dặn đảng là phải kín đáo phát triển chứ đừng tỏ lộ ý chí bành trướng vì cần mối giao hảo tốt với thế giới để cải cách kinh tế. Từ Giang Trạch Dân trở về sau, lãnh đạo Bắc Kinh có thêm tự tin và bộc lộ ngày càng rõ hơn tinh thần bành trướng mà họ cho là chính đáng. Khẩu hiệu “phát triển trong hòa bình” chỉ là khẩu hiệu, vì hòa bình phải có nghĩa là hòa bình trong trật tự Trung Quốc.
Việc Mỹ mắc bận với cuộc chiến chống khủng bố Hồi Giáo và vướng chân vào hai chiến trường Iraq và Afghanistan là cơ hội bằng vàng để Bắc Kinh vừa bành trướng thế lực vừa gây chướng ngại cho Mỹ, vừa tỏ vẻ ôn hòa hợp tác chống khủng bố, nhưng là khủng bố Hồi Giáo tại Tân Cương thôi!
Nối tiếp thời cơ thuận lợi ấy cho Bắc Kinh là chuỗi khủng hoảng tại Hoa Kỳ: kinh tế suy trầm, thất nghiệp tăng vọt, quốc gia mắc nợ, lãnh đạo lúng túng đấu khẩu khi dân chúng lại sắp đi bầu. Trong khi ấy, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh, lại vượt qua Nhật Bản và có khi sẽ bắt kịp Mỹ trong vòng hai chục năm tới.
Vì vậy mà Bắc Kinh đã đơn phương cắt đứt việc đối thoại về quân sự, Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào bãi bỏ chuyến Mỹ du vào tháng tới và đôi bên đều xẵng giọng, khiến thiên hạ mới tự hỏi là chiến tranh có bùng nổ giữa hai nước hay không.
Chiến tranh đã thực tế xảy ra khi quan hệ đôi bên về kinh tế, chính trị và quân sự đã rẽ qua hai ngả không thể hàn gắn. Nhưng nó xảy ra không có tiếng nổ. Ðó là một cuộc đấu tranh đa diện tới độ toàn diện, nếu có bạo lực thì đấy chỉ là tai nạn mà đôi bên đều muốn tránh. Bất chiến mà tự nhiên thành mới là mưu cao chước lạ. Chung quanh, sẽ có xứ mang vạ, có xứ kiếm lời...
***
Trước hết là trận tuyến ngoại thương vì kinh tế cũng là chính trị.
Ngược với chủ trương từ trăm năm nay, từ tháng 3, Hoa Kỳ ban bố “quốc sách xuất cảng”. Thay vì mở rộng thị trường để nhập cảng từ các nước và dùng đó làm lợi thế ngoại giao và an ninh, ngày nay Hoa Kỳ phải hạn chế nhập cảng và đẩy bộ máy công quyền vào hỗ trợ doanh nghiệp xuất cảng hầu tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Nhìn từ Bắc Kinh, đây là quyết định tuyên chiến vì đánh thẳng vào chiến lược kinh tế dựa vào xuất cảng của Trung Quốc.
Hoa Thịnh Ðốn không chỉ tuyên chiến bằng cách ra lệnh cho các phủ bộ phải yểm trợ xuất cảng - y như Bắc Kinh đã làm - mà còn liên tục khiếu kiện Bắc Kinh trước cơ chế WTO và nêu vấn đề về hối suất đồng Nhân Dân tệ. Vốn dĩ dễ bảo, các doanh nghiệp Mỹ nay lại tỏ vẻ thất vọng về thị trường Hoa Lục. Họ còn nói đến việc triệt thoái để đầu tư tại nơi khác, có lời hơn hoặc ít bị kiểm soát hơn. Một trong những nơi đó là Ðông Nam Á, với dân số gần 600 triệu, có sẵn quy chế hợp tác cấp vùng và trình độ sản xuất dù sao cũng cao hơn, luật lệ phân minh hơn...
Với Bắc Kinh, chiến tranh kinh tế đã bắt đầu - bằng trận chiến mậu dịch. Chỉ giữa các quốc gia đang giao thương với nhau thì chiến tranh kinh tế mới xảy ra khi quyền lợi hết tương đồng và mọi tương nhượng đều đụng vào lằn ranh chính trị của lãnh đạo. Trước đại hội đảng khóa 18 tại Trung Quốc và tái bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ, cùng tiến hành vào năm 2012 này, cả Hồ Cẩm Ðào lẫn Barack Obama đều hết đất lùi.
Thế rồi, vừa mon men xuống Ðông Hải, Bắc Kinh gặp lại Hoa Kỳ, siêu cường toàn cầu có sức mạnh hải dương vượt xa tổng lực của tất cả các nước khác. Mâu thuẫn chính trị vì vậy bùng nổ vì quyền lợi khách quan của hai nước.
Trung Quốc vừa xây dựng khu vực tự do mậu dịch với Hiệp hội ASEAN, thì Mỹ tung sáng kiến Ðối Tác Liên Thái Bình Dương để lôi kéo Việt Nam, Singapore cùng các nước Thái Bình Dương tại Nam Mỹ. Bắc Kinh muốn bẻ đũa từng chiếc qua phép đàm phán và mua chuộc song phương với từng nước trong Hiệp hội ASEAN của 10 quốc gia Ðông Nam Á thì Hoa Kỳ vận động tập thể ASEAN cùng thống nhất đường lối chính trị và ngoại giao, là bảo vệ quyền lợi chung về kinh tế và vận chuyển hàng hải tự do trong vùng biển Ðông Nam Á. Ðã vậy, Hoa Kỳ còn lấn vào sân sau của Trung Quốc vì đòi hợp tác với các nước Việt, Miên, Lào, Thái trong lưu vực sông Mekong.
Khi Ngoại Trưởng Hillary Clinton nói mạnh tại Hà Nội thì Tổng Trưởng Quốc Phòng Robert Gates tới Jakarta tăng cường quan hệ quân sự với Indonesia. Thậm chí tái tục việc hợp tác với lực lượng ưu binh Kopassus của xứ này. Mục tiêu vẫn là bảo vệ eo biển Malacca, một yết hầu của sự chuyển vận từ Thái Bình Dương qua Ấn ÐộD. Tuần qua, khi Trung Quốc lẻn xuống sân sau của ASEAN để hợp tác quân sự với xứ Ðông Timor nhỏ xíu thì Úc Ðại Lợi, một đồng minh chiến lược của Mỹ, lại lên tiếng báo động!
Như vậy, với Bắc Kinh, Hoa Kỳ đã lặng lẽ khai chiến về ngoại giao và chính trị.
Ðấy là bối cảnh của những chuyển động hải quân đang làm Thái Bình Dương nổi sóng: Hai lần thao diễn quân sự giữa Nam Hàn và Hoa Kỳ, xen kẽ là cuộc tập trận để thị uy của Trung Quốc và việc hàng không mẫu hạm USS George Washington ghé Việt Nam, rồi cuộc thao dượt giữa hải quân Hoa Kỳ và Việt Nam! Kết quả thì các nước ráo riết trang bị võ khí - mua của Mỹ...
Về phía Hoa Kỳ, Hoa Thịnh Ðốn đang chứng minh sự khả tín - đáng tin - của mình với các quốc gia Ðông Nam Á vốn dĩ cứ e là gây hiềm khích bất lợi với Bắc Kinh trong khi Mỹ vẫn thờ ơ vì bận chuyện khác. Thực tế thì Hoa Kỳ chỉ quay lại củng cố quan hệ với các đồng minh cố hữu đã bị lãng quên từ sau Chiến Tranh Lạnh rồi gần chục năm đối phó với khủng bố. Lý luận của Mỹ là Hoa Kỳ chỉ tăng cường sự hợp tác bình thường với các đối tác Á Châu, siết chặt quan hệ song phương vốn dĩ đã có từ lâu và khẳng định quyền tự do di chuyển của các hạm đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, như tại mọi vùng biển khác của địa cầu.
Hoa Kỳ càng có nhu cầu ấy khi thấy Bắc Kinh không hề có thiện chí giải quyết mối nguy Bắc Hàn sau vụ chiến hạm Nam Hàn bị bắn chìm hồi tháng 3 và cũng chẳng muốn can ngăn Iran chế tạo võ khí hạch tâm. Với nước Mỹ, Trung Quốc không là một cường quốc biết điều và có trách nhiệm về thiên hạ sự và vì vậy, nếu để Bắc Kinh tiếp tục lấn lướt tại Ðông Á thì mặc nhiên Hoa Kỳ khuyến khích sự bành trướng. Ðiều ấy sẽ ảnh hưởng đến đối sách của các nước trong vùng. Và cuối cùng thì sẽ xâm phạm vào an ninh của Hoa Kỳ.
Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh coi đây là một khiêu khích quân sự vì lấn vào vùng trái độn ngoài biển của mình và còn là bước đầu của cả một chiến lược bao vây. Bắc Kinh cho rằng Mỹ phải ráo riết tiến hành việc ngang ngược đó trước khi Trung Quốc có thể khai thác khoảng trống thuận lợi hiện nay để hoàn toàn làm chủ tình hình ngoài Ðông Hải.
Vì vậy, dù súng chưa nổ, hai nước bắt đầu nhập trận, trước tưởng là giả mà hóa là thật. Và là một cái thật thiên biến vạn hóa từ một quốc gia dầy kinh nghiệm về chiến pháp là Trung Quốc với quốc gia siêu hạng về kỹ thuật và đã tích tụ đủ loại kinh nghiệm tinh ma của thế giới là Hoa Kỳ.
***
Ðoạn kết ở đây phải là chuyện Việt Nam.
Vào thế kỷ 19, khi nhà Ðại Thanh bắt đầu lụn bại vào đời Gia Khánh thì cuộc chiến Hoa-Pháp đã xảy ra - tại miền Bắc Việt Nam - với sự can dự của binh lính nhà Thanh và Lưu Vĩnh Phúc. Và với thành tích của quân Cờ đen hai lần giết chết tư lệnh Pháp tại chiến trường Hà Nội là Ðại Úy Francis Garnier năm 1873 rồi Ðại Tá Henri Rivière năm 1883. Khi ấy, dân ta có lẽ cũng chẳng biết gì về trận chiến Hoa-Pháp. Sau lần đó, Pháp thắng, Tàu thua, Việt Nam mất độc lập.
Gần trăm năm sau, sau chiến thắng của Mao Trạch Ðông năm 1949, và chiến tranh Cao Ly năm 1950-53, cuộc chiến Hoa-Pháp lại tái diễn dù chẳng có khai chiến - mà vẫn trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam tưởng là đang làm cách mạng! Kết cuộc, Pháp thua tại Ðiện Biên Phủ và đảng Cộng Sản tưởng mình thắng nên còn đòi lấn tới, như một mũi xung kích của Trung Quốc.
Hoa Kỳ bước vào và xung đột Mỹ-Hoa lại bùng nổ như đã bùng nổ tại Triều Tiên - nhưng trên lãnh thổ Việt Nam - trong cuộc chiến ủy nhiệm lồng vào Chiến Tranh Lạnh giữa hai khối Cộng Sản và Tư Bản. Lần đó, Việt Nam Cộng Sản được tiếng thắng Mỹ nhờ những dàn xếp giữa Hoa Thịnh Ðốn và Bắc Kinh. Nhưng Hoa Kỳ thắng lớn vì đóng cái nêm vào liên minh Nga-Hoa và khiến Liên Xô hụt hơi mà tan rã vào năm 1991.
Rồi từ đấy, Việt Nam tuột dần vào quỹ đạo Trung Quốc và nay trở thành “vùng trái độn” trên đất liền, theo quan niệm của Bắc Kinh. Trong khi ấy đại đa số dân chúng và cả đảng viên đều thấy hợp tác với Hoa Kỳ mới giúp cho quốc gia phát triển. Một mâu thuẫn kỳ lạ!
Bây giờ, khi Trung Quốc đụng độ với Hoa Kỳ, làm sao Việt Nam có thể tránh được thắng lợi giả mà là tai họa thật cho dân tộc như đã từng thấy trong lịch sử? Ði dưới chân Trung Quốc thì được gì, mất gì? Mà ai được, ai mất? Ngả theo Hoa Kỳ thì bị rủi ro gì, nhiều người Việt không quên được, kể cả và nhất là những người Việt đang sống tại Mỹ. Còn giải pháp nào khác không?
Người Việt khó nhìn ra giải pháp nếu không thấy là hai cường quốc này đã thực tế lâm trận, theo kiểu thiên biến vạn hóa của họ... Và càng khó nhìn ra giải pháp nếu bị lãnh đạo ở Hà Nội bịt mắt.
Nguyễn Xuân Nghĩa
Thursday, December 2, 2010
THEO CHÂN VIỆT SỬ, TÌM VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Các nhà nghiên cứu xưa nay, qua hai từ ngữ BỤT và PHẬT, đã kết luận rằng Phật giáo đã truyền vào VN từ đầu tây lịch, bằng hai con đường qua Ấn Ðộ và Trung Hoa. Do giáo lý nhà Phật về luân hồi, nhân quả, nghiệp chướng.. rất gần gũi với tâm tình của tầng lớp người bình dân nông thôn, miền biển và lao động.. nên đã nhanh chóng đi vào đời sống của dân tộc. Ngoài ra những kinh điển của Phật giáo bằng chữ Hán, từ Trung Hoa truyền sang, lại đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của tàng lớp quan lại trí thức trong nước thời đó, vốn được đào tạo bằng Nho học. Chính sự hòa hợp này, đã tạo thành Phật giáo VN với những sắc thái đặc thù phổ quát, thường trưc và đồng hành với lịch sử Việt, bằng tất cả tinh hoa, hùng tâm, thần trí và đại lực.
Ðặc tính huyền diệu cao thâm của Phật giáo VN là cứu khổ cứu nạn cuộc đời, cho nên người Phật tử VN lúc nào cũng vững lòng bền chí trong mọi hoàn cảnh, vì bên cạnh luôn luôn có Ðức Thế Tôn, đầu trần chân đất, lặn lội khắp nhân gian, để mà phổ độ chúng sinh. Ðây chính là lý tưởng của Phật Như Lai ngay khi còn là Tất Ðạt Ða, luôn nhập thế ở giữa cuộc đời, chứ không bao giờ xuất thế, cho nên nói ‘ Phật tại tâm ‘ là thế đó.. Tóm lại tôn chỉ của Phật giáo VN là nhập thế và sinh phong vào đời, để phụng sự dân tộc, phát triển đất nước và khai phóng mọi người, đến cõi chân thiện mỹ, mà nhân gian quen gọi là chốn cực lạc.
Bởi vậy cho nên khắp hang cùng ngõ hẹp, qua mọi nẽo đường đất nước, không có nơi nào không có bóng dáng ngôi chùa, cho dù ở thành thị náo nhiệt hay chốn thôn ổ đìu hiu, ngôi chùa vẫn trầm mặc hương khói, hòa quyện cùng tiếng chuông mõ niệm kinh, để rồi theo gió, trãi ra mênh mông như muốn xóa nhòa tất cả những phiền muộn của cuộc đời, mang lại niềm thanh thản, hạnh phúc, trong lòng mọi người.
Sử đã viết, đời Lý lấy đạo Phật làm quốc giáo, nên đã đạt được nhiều thành tựu hiển hách, xây dựng Ðại Việt thành một quốc gia văn hién bề thế, tạo điều kiện để cho nhà Trần, qua các vị vua anh minh Thái Tôn, Thánh Tôn, Nhân Tôn.. có dủ sức mạnh, đánh đuổi được Ðế quốc Nguyên-Mông, ba lần xăm lăng nước ta. Ngoài ra đời Lý cũng là triều dại đầu tiên trong giòng Sử Việt, đã phục hưng lại truyền thống và tập tính của dân tộc, đã bị người Tàu nhồi sọ, qua mười thế kỷ đô hộ. Qua ý thức phát xuất bằng từ tâm của người Phật tử, các vị vua nhà Lý đã dấn thân nhập thế, cấm chỉ việc tra tấn ngược đãi tù nhân, cung cấp đầy đủ cơm áo cho , với tấm lòng ‘ thương người như thể thương thân.
Trong lãnh cực văn hóa, đời Lý qua các kỳ thi tuyển chọn nhần tài phục vụ cho dất nước, nội dung thi cữ vẫn là đề tài từ các học thuyết của Tam giáo (Phật, Nho, Lão) . Với các vị Thiền sư thời Lý-Trần, đã trị nước bằng những ứng dụng tâm thức tu hành theo giáo lý của Ðức Phật. Ðó chính là những khải thị về không gian mà Ðức Phật đã nhập pháp giới trong kinh Hoa Nghiêm ‘ Mười phương thế giới đồng nhất thể ‘ hay mở bày ý niệm về thời gian, trong kinh Kim Cang ‘ Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc ‘.
Mới đây, người ta đã tìm thấy một pho Kinh Phật bằng đồng, được xem là cổ nhất, tại chân tháp Viên Quang, chùa Phât Tích, thuộc Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Bắc phần). Pho kinh là hai lá đồng mỏng 1,5mm, khổ 11cm x 17cm, trên khắc chữ Hán, được khâu dính lại bằng một sợi dây đồng.. Ðây là bộ Ba La Mật Tâm Kinh, một bộ kinh rất quan trọng của Phật giáo. Ngoài ra cuối bản đồng, còn ghi rõ là cùng khắc chung, còn có nhiều bộ kinh khác như Pháp Hoa, Lương Hoàng, Ðịa Tạng, Kim Cương Dược Sư, Di Ðà, Quan Âm.. tất cả các bộ kinh kể trên không tìm thấy.
Theo các nhà sử học và biên khảo trong nước, thì Bộ Kinh Phật bằng đồng trên, là một quốc bảo, có từ thời nhà Lý khi thực hiên khắc kinh trên đồng, với tâm nguyện mong cho quốc đạo trường tồn vĩnh cửu. Theo sử liệu, Phật tích , Chùa Dậu (Kinh đô Phật giáo Lủy Lâu, xây dựng từ thế lỷ thứ II sau TL ) và Chùa Bút Tháp, được xem là Trung tâm Phật giáo đời Lý.
Nói chung các đời Ngô, Ðinh, Lý, Trần.. đều mộ đạo Phật nên đã xây dựng rất nhiều chùa chiền khắp nước. Nhiều vị cao tăng như Khuông Việt, Vạn Hạnh, Từ Ðạo Hạnh, Không Lộ, Mãn Giác.. được triều đình phong chức quốc sư, nên đã góp phần rất lớn với quốc gia, trong việc đánh bại quân xâm lăng Tàu và Mông Cổ, khi chúng tấn công nước ta.
Sau khi Lê Lợi bình định được giặc Minh, thành lập nhà Hậu Lê, chọn Nho học làm quốc giáo, coi thường đạo Phật nhưng ảnh hưởng của tôn giáo này vẫn không hề sút giảm chút nào, trái lại tín đồ Phật giáo càng lúc càng đông , vì từ xa xưa người dân trong nước đã có quan niệm, nơi nào có chùa là có Phật. Cho nên chỉ cần đi lễ chùa, học giáo lý và tu niệm theo nhà Phật, đã là Phật tử của Phật môn.
Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp áp chế nhà Nguyễn, mươn lệnh triều đình Huế để ban hành sắc lệnh, qui định Phật giáo là một tôn giáo phụ. Tuy nhiên điều này, chẳng những không làm sút giảm uy thế ngàn đời của đạo, mà còn tạo cơ hội để Phật giáo bành trướng mạnh mẽ thêm khắp mọi nẻo đường đất Việt. Ðặc điểm của Phật giáo VN, là từ lúc du nhập vào VN cho tới đầu thế kỷ thứ XIX, đã không có một hệ thống lãnh đạo thống nhất, dù lúc đó Phật giáo vẫn là một tôn giáo lớn và có nhiều tín đồ nhất tại VN.
Năm 1931 một đại hội Phật giáo đầu tiên , do Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học, được nhóm họp tại Sài Gòn. Kế tiếp là các đại hội khác cũng được tổ chức tại Trung Việt năm 1932 và Bắc Việt năm 1934. Cả ba đại hội đều chung một mục đích : Chỉnh đốn Thiền Môn, Vãn hồi quy giới, giáo dục tăng ni và phổ thông đạo pháp bằng tiếng Việt.
- Ngày 6/5/1951, nhóm họp Phật giáo toàn quốc tại Huế.
- Năm 1955, Giáo Hội Phật giáo Thống nhất VN được thành lập và chính thức hiện hửu từ ngày 4-1-1964.
Hiện nay tại VN, Phật giáo có nhiều hệ phái đang hoạt động :
- Giáo hội Phật giáo nguyên thủy (Theravada) , thuộc Phật giáo Tiểu Thừa.
- Giáo hội Phật giáo cổ truyền
- Phật giáo Hoa Tông (của Người Việt gốc Hoa).
- Thiên Thai Giáo Quán Tông.
- Tịnh Ðộ Tông
- Phật Giáo Hòa Hảo..
Từ sau ngày 1-5-1975,Cộng Sản Hà Nội dùng đạn súng hợp nhất Phật giáo cả nước thành Giáo Hội Quốc Doanh, đặt Cáo Hồ ngang hàng với Chư Vị Bồ Tát, do cán bộ tôn giáo của Ðảng lãnh đạo. Năm 1981, Giáo Hội PG.VN Thống nhất, bị VC ra lệnh sáp nhập vào Phật giáo nhà nước. Tuy nhiên đó chỉ là lệnh và tuyên truyền, vì từ năm đó cho tới ngày nay, Giáo Hội Phật Giáo VNTN (GHPGVNTN) , chưa hề tham gia vào bất cứ một cơ cấu tôn giáo nào của đảng CSVN, nên đã bị VC đàn áp dã man và đặt ra ngoài vòng pháp luật. Mới đây, trong kỳ Ðại Hội Ðảng lần X, lần nửa VC lại to tiếng phủ nhận sự hiện hưu của Giáo Hội PG.VNTN trong nước. Tuy nhiên đó là lời đảng , còn dân chúng VN bao đời đã trải qua không biết bao nhiêu lần pháp nạn, cho nên đâu có ai thèm để ý làm gì những nghị quyết này nọ, trong lúc cuộc sống cơm áo thêm phần khó khăn, trước thảm trạng tham nhũng từ trên xuống dưới của VC .
Tại Bình Thuận, theo tài liệu của Tâm Quang viết trong ‘Giai Phẩm Bình Thuận Xuân Canh Thìn’ thì khoảng năm Ðinh Tỵ (1677) ở Ðàng Trong, Thiền sư Nguyễn Triều Siêu Bạch, thuộc thiền phái Lâm Tế ở Trung Quốc, hệ truyền thừa Vạn Phong Thời Uy (đời 21) và Ðạo Mân (đời 31), cùng các đệ tử lập các ngôi chùa Phật giáo Lâm Tế tại Qui Nhơn, Phú Xuân. Tiếp nối đệ tử, đồ tôn như Minh Hải Pháp Bảo lập chi phái Chúc Thánh Lâm Tế tại Quảng Nam, còn Thiệt Diệu Liễu Quán thì khai sinh chi phái Liễu Quán Lâm Tế ở Huế. Ngoài ra còn một hệ của Trí Thắng Bích Dung trực thuộc Lâm Tế đời thứ 25. Tóm lại theo lịch sử Phật giáo Việt Nam thì Khai Tổ Thiền phái Lâm Tế ở Ðàng Trong là Thiền sư Nguyên Thiều Siêu Bạch. Tại Bình Thuận, chùa Linh Sơn Trường Thọ (Chùa Núi Cú), theo chi phái Lâm Tế Trí Thắng Bích Dung, do Kim Tiên Tịch Ni khai đạo.
Theo Phật sử, thì sự hình thành Phật giáo tại Bình Thuận có lẽ phát xuất từ lúc dân Ðại Việt vào lập nghiệp tại Thuận Trấn từ năm 1693, do dân chúng và các ni sư trong đoàn người di cư. Lúc đầu chỉ mới có Ðình - Chuà, do dân tạo lập vừa thờ Phật, thờ Thành Hoàng cũng là nơi sinh hoạt chung của người dân lưu xứ. Riêng các ni sư, nếu có điều kiện thì tự lập các thảo am rồi theo thời gian, đình, chùa, thiền viện phát triển và được xây dựng quy mô đẹp đẽ như ngày nay. Tóm lại qua ba trăm năm xây dựng, Phật giáo Bình Thuận chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Phú Yên (các tổ Bảo Tạng, Hữu Ðức, Thái Bình, Hưng Từ, Viên Quang, Tịnh Hạnh..) và Biên Hòa - Gia Ðịnh (Tế Tín, Chánh Trực, Liễu Thành, Liễu Ðoan..).
Năm 1800 Hòa Thượng Ðạo Chơn Quang Huy (Phú Yên) lập chùa Liên Trì (Phan Thiết) và Ðạo Chơn Thường Trung chùa Phật Quang (Chùa Cát), hai vị trên đều thuộc phái Lâm Tế Liễu Quán. Thật ra các chùa Cát, Liên Trì, Long Quan.. được lập từ năm 1736 nhưng chưa có trụ trì. Riêng bản gỗ khắc bộ kinh Ðại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, hiện còn nguyên vẹn tại chùa Phật Quang, cũng được khởi công khắc từ năm 1736 và mãi 28 năm sau mới hoàn thành. Tổ sư chùa Bửu Lâm (Phước Thiện Xuân) là Tánh Giác Trí Chất. Riêng cao tăng danh tiếng của Bình Thuận là Hòa Thượng Thông Ân Hữu Ðức xuất gia với Tổ Trí Chất và Phổ Quang. Hầu hết các tăng, ni tại Bình Thuận, phần lớn là truyền thừa của Tổ Hữu Ðức, tổ sư chùa Kim Quang (Bầu Trâm), Kỳ Viên và Linh Sơn Trường Thọ (Chùa Cú), ngài viên tịch ngày 5-10-1887 tại chùa Cú. Khoảng 1838-1839, Thiền sư Hải Bình Bảo Tạng khai sinh chùa Linh Sơn Vĩnh Hảo và chùa Cổ Thạch (Tuy Phong). Năm 1850 Ðại Sư Như Thành Nhất Bổn, đúc chuông và trùng tu chùa Long Quang (Phan Rí). Năm 1930, Hòa Thượng Phật Huệ khai sinh chuà Pháp Bảo. Năm 1936 Ni Trưởng Diệu Tịnh, đệ tử chùa Chí Thiện Châu Ðốc, đến trụ trì Bình Quang Ni Tự ở Bình Hưng, chùa này được vua Bảo Ðại sắc tứ và là tổ đình của chư ni Bình Thuận.
Năm 1938 An Nam Phật Học Hội Bình Thuận thành lập do Ðoàn Tá, Ấm Cương, Thừa Tiêu, Thừa Châm.. và hội trưởng đầu tiên là Ðoàn Tá. Năm 1940 chùa Phật Học được xây dựng và là trụ sở tỉnh hội Bình Thuận, nhiều chi nhánh được phát triển tại Mũi Né, Phan Rí.. Năm 1948 giáo hội tăng già Bình Thuận thành lập, trụ sở tại chuà Linh Thắng, Lạc Ðạo. Năm 1950 gia đình phật tử Bình Thuận thành lập. Năm 1958 lập Tòng Lâm Vạn Thiện, đồng thời Hòa Thượng Thích Giác An lập hệ phái khất sĩ Bình Thuận, trụ sở là Tịnh xá Ngọc Cát trên động Làng Thiềng. Tại Núi Cú, trụ trì Hòa Thượng Thục Châu Vĩnh Thọ đúc ba tượng Phật Di Ðà cao 7m, Quan thế Âm cao 6m và Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 49m. Ðây là tượng Phật lớn nhất Việt Nam. Năm 1962 hoà thượng Thích Hưng Từ lập chùa Linh Sơn Tánh Linh.
Việt Nam là một quốc gia Phật giáo với 90 % tín đồ, nên nơi nào cũng đều có đình chùa thờ cúng Phật nhưng nổi tiếng nhất vẫn là những ngôi cổ tự ở miền Bắc, vốn là cái nôi văn hóa của dân tộc Việt, đã có từ thời lập quốc.
+ CHIM GÕ MÕ - CÁ NGHE KINH :
Hội chùa Hương là một trong những lễ hội quan trọng của Phật giáo đất Bắc vì theo truyền thuyết, đây là chốn tu hành và đắc đạo của Ðức Phật Bà Quan Âm. Chùa Hương cũng là một thắng cảnh với sông suối núi đèo, nên đã thu hút nhiều tao nhân mặc khách, lưu lại cho đời nhiều thi phẩm giá trị của Chu Mạnh Trinh, Tản Ðà, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Phạm Hàm.. trong đó được ưa thích nhất, vẫn là bài ‘ Phong cảnh Hương Sơn ‘ của Chu Mạnh Trinh :
‘ Thỏ thẻ rừng mai, chim cúng trái
Lửng lơ khe Yến, cá nghe kinh
thoảng bên tai một tiếng chày kình
khách tang hải giật mình trong giấc mộng.. ’ ’
Chim gõ mõ, cá nghe kinh.. không phải là giai thoại nhà Phật, mà là chuyện có thật ở đây. Chim gõ mõ còn có tên Ðạc Ðiểu, khi cụp cánh lại, có hình dáng như ếch, da màu xanh, thường bay vào tận các hang sâu ăn kiến và sâu bọ. Vào những tháng đầu năm, chim thường kêu những tiếng cốc, cốc, cốc.. giống như tiếng gõ mõ tụng kinh. Ðặc biệt chim hay kêu từ giờ Dần trở đi, tức là khoảng thời gian gần sáng. Còn cá nghe kinh, để chỉ loại cá chép , trên đầu màu đỏ nên cũng được gọi là cá Anh Vũ, có rất nhiều ở các suối quanh khu vực Hương Sơn. Thường Phật tử hay du khách vảng cảnh chùa Hương, hay quăng bỏng rang xuống nước cho cá nổi lên mặt nước ăn, trong lúc khắp nơi vang vang tiếng tụng kinh gõ mõ.
+ CHÙA DIÊN HỰU NAY CÒN HAY MẤT ?
Hà Nội (Thăng Long), là kinh đô của nhiều triều đại trong Việt sử, nên đã có rất nhiều biểu tượng thân thương trong tâm khảm mọi người . Ðó là Hồ Gươm với Tháp Bút, Cột Cờ Thủ Ngữ, gác Khuê Văn soi mình xuống giếng Thiên Quang trong Quốc Tử Giám.. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Chùa Một Cột, đã có trên ngàn tuổi.
Chùa còn có tên là Diên Hựu, theo các nhà biên khảo,thì hiện nay đã trở nên xa lạ,qua những chứng tích còn lại. Căn cứ vào những ghi chép từ tài liệu cổ, cho biết ngôi chùa xưa, được kiến trúc toàn thể rất hoàn chỉnh, bằng sự kết hợp giữa thiên nhiên và tôn giáo, xứng đáng là danh lam thắng cảnh bậc nhất tại Thăng Long Thành, vào đời Nhà Lý. Do tính chất đặc thù trên, nên tự ngàn xưa, Chùa Một Cột không những đã khắc sâu trong tâm khảm của người Hà Nội, mà còn là niềm tự hào chung của nền văn hóa VN.
Tương truyền Lý Thái Tông (1028-1054) , một đêm nằm mộng thấy mình được Phật Bà Quan Âm, từ trên tòa sen bước xuống, cầm tay dắt nhà vua cùng lên ngự trên tòa sen. Tỉnh mộng, nhà vua cho tuyển tất cả thợ giỏi tại kinh đô Thăng Long lúc đó, ứng theo điềm mộng,xây dựng một ngôi chùa có hình dạng giống một đóa sen, được dặt trên một cột đá đứng giữa hồ Linh Chiểu trồng toàn sen.
Chùa thờ Ðức Phật Bà Quan Âm, một vị Bồ Tát chuyên cứu nhân độ thế, rất phù hợp với mục đích của triều đình : Cầu mong cho quốc thái dân an, nhà Lý đời đời bền vững. Bởi vậy ngôi chùa mới được đặt tên là Diên Hựu. Lần đầu, chùa được dựng lên cạnh Hồ Tây (Dâm Ðàm, tên gọi thời Lý) , và liên tục được tu bổ mở rộng. Năm 1101, vua Lý Nhân Tôn cho đúc một quả chuông , đồng thời với việc xây một giá, cao tám trượng bằng đá cẩm thạch xanh, để treo chuông. nhưng không dùng được vì chuông quá lớn.
Năm 1102, vua lại cho xây thêm một hành lang bao quanh hồ Linh Chiểu, đồng thời đào thêm Hồ Khang Bích và bắt nhiều cầu, thông từ khu vườn của chùa ra hai mặt hồ trên, làm cho diện tích tăng thêm rất nhiều. Phía sân trước của cầu dẫn vào chánh điện, vua cho dựng hai ngọn tháp lớn, với mái lợp bằng loại ngói sứ trắng, từ xa nhìn chẳng khác nào hai đoá hoa đại trắng, luôn tỏa rực ánh sáng mặt trời.
Ðây cũng là nơi mà hầu hết các vị vua nhà Lý, sau buổi chầu thường ngự tại đây, để có dịp tiếp xúc với thần dân. Ðặc biệt hằng năm, vào ngày Mùng tám tháng tư (Niên lịch cổ chỉ ngày Ðản sinh Phật Tổ), âm lịch, Ðại lễ Phật Ðản được tổ chức tại chùa Một Cột., do chính các vị vua nhà Lý tới chùa để làm lễ Tắm Phật. Trong dịp này, chẳng những các vị tăng ni và dân chúng Thăng Long kéo về tham dự, mà cả các trấn khác cũng lũ lượt tới chùa để cúng Phật. Sau đó, nhà vua đứng trên cao, tay cầm một lồng chim, rút cửa phóng sinh. Dân chúng tham dự đại lễ, ai nấy đều vổ tay reo hò hoan hô vang dậy và cũng bắt chước vua, thả chim làm phước. Tóm lại, Phật giáo VN, từ ngàn năm trước, qua ngày hội thả chim tại chùa Một Cột, suốt thời Lý, đã biểu lộ đức hiếu sinh của dân tộc Việt, lưu truyền cho con cháu tới ngày nay, vẫn không hề thay đổi.
Ngày nay ngôi chùa cổ xưa và danh tiềng nhất của Phật giáo VN, chỉ còn là huyên thoại, vì đã bị thực dân Pháp lẫn cộng sản Bắc Việt tàn phá thảm thê, lấn chiếm đất đai, hủy diệt những công trình tạo dựng có từ ngàn năm trước, để xây Dinh Toàn Quyền Ðông Dương và Lăng Hồ tại Ba Ðình. Ðiều này cho thấy VC không khac gì bọn đầu sỏ Taliban, khi chiếm được Afghanistan, năm 1998 đã ra lệnh tàn phá hủy diệt tất cả những pho tượng Phật bằng đá, nằm trong thung lủng Bamiyan. Từ những trang Phật sử, ta thấy việc dời đổi chùa đinh, là chuyện bình thường trên đất Bắc thời trước, vì mục đích cũng chỉ muốn làm cho ngôi chùa thêm uy nghi tráng lệ hơn. Ðó là việc nhà Hậu Lê, đã dời chùa Trấn Quốc, được nhà Lý xây dựng tại Làng Yên Hoa, ngoài bải sông Hồng, vào địa điểm ngày nay, vì tránh lụt lội. Còn chùa Quan Thánh thời nhà Lý, được dựng trong Hoàng Thành, tới nhà Hậu Lê cũng được dời ra phía nam Hồ Tây, vì lý do mở rộng thành phố.
Thời VNCH, đồng bào miền Bắc di cư, đã mô phỏng ngôi cổ tự danh tiếng nhất nước, để dựng lên ngôi chùa Một Cột ở miền Nam, qua danh xưng “ Nam Thiên Nhất Tru ‘.tại Thủ Ðức, do kiến trúc sư Ngô Gia Ðức thiết kế . Chùa hiện là một trong những ngôi Phật tự nổi tiếng nhất trong nước, thu hút rất nhiều Phật tử du khách mọi nơi, tới vãng cảnh chùa hay cúng Phật, nhất là vào những ngày Tết Nguyên Ðán hay Lễ Vía .
+ ÐƯỜNG LÊN YÊN TỬ MIỀN BẮC :
Cách Hà Nội 100 cây số về hướng đông bắc, hơn 700 năm trước, vua Trần Nhân Tôn cũng là Thiền sư Ðiếu Ngự Giác Hòang, sau khi rời ngôi vua nhà Trần, đã tới núi Yên Tử tu trì và sáng lập THIỀN PHÁI TRÚC LÂM : Trung tâm của Phật Giáo VN.
Cũng từ đó cho tới nay, mặc cho bao đời biển dâu trầm thống, rừng núi Yên Tử và những ngôi cổ tự, vẫn im lìm ẩn hiện trong mây khói với các huyền thoại và di tích của Thiền Tông VN. Theo truyền thuyết, mỗi khi nghe tiếng chuông từ chùa Ðồng trên đỉnh cao nhất của Yên Tử (1.100m), ngân nga vang vọng, thì tất cả các loài chim Nhạn, chim Hạc, đều rời tổ ấm nơi vách núi, bay bổng lên không trung che kín trời, sau đó tan biến trong cảnh núi rừng tĩnh lặng.
Tên núi Yên Tử phát xuất bởi sự tích của một Thiền sư tên Yên Kỳ Sinh, thuộc dòng Thiền của Lục Tổ Huệ Năng, ngay đầu Tây lịch,từ bên Tàu tới đây tu hành và đắc đạo hóa Phật, biến thành đá nên được gọi là Yên Tử. Ngoài ra, từ Dốc Ðỏ dưới chân núi, nhìn lên đỉnh thấy hình dáng núi không khac gì một con voi đang phủ phục, nên còn có tên là Tựợng Sơn. Rặng núi này muôn đời như bức bình phong, ngăn luồn gió Nam Nồm từ Ðông Hải thổi vào núi, làm cho hơi gió đọng lại biến thành mây trắng lững lơ trên đỉnh núi quanh năm, nên Yên Tử còn được gọi là Phù vân sơn hay núi Bạch Vân.
Sau nhiều thế kỷ Phật giáo du nhập và truyền bá vào VN, môn phái của Thiền Sư Yên Kỳ Sinh cũng có rất nhiều đệ tử, rất được trọng vọng thời nhà Trần. Một trong những cao tăng trên, là Quốc Sư Phù Vân, cũng chính là sư phụ của vua Trần Nhân Tông. Ngài là chiếc cầu nổi, dẫn dắt nhà vua, rời bỏ vinh hoa phú quý nơi cung vàng điện ngọc, để lên chốn rừng núi Yên Tử muôn trùng, tu trì và sáng lập Trúc Lâm Thiền Phái, chủ trương đạo đời hợp nhất, có ảnh hưởng rất lớn tại VN.
Do đó, hệ thống chùa chiền am thất tại Yên Tử, đều được khởi công xây cất từ khi vua Trần Nhân Tông tới đây tu trì. Về sau lại được trùng tu nhiều lần. mà quan trọng nhất vào thời Vĩnh Thịnh (1345-1358) và Vĩnh Khánh (1729-1732). Tuy nhiên những chùa miếu còn lại tới nay trên Yên Tử , đều được xây dựng vào thời Nhà Nguyễn, dựa vào dấu ấn kiến trúc và điêu khắc từ các thời Trần-Hậu Lê.
Ngoài những kiến trúc xây dựng, vua Nhân Tông còn cho trồng nhiều cây Tùng , vừa lấy bóng mát dọc theo những con đường nối liền hệ thống chùa am từ chân lên đỉnh núi. Rễ Tùng còn được xử dụng như những bậc thang, giúp khách hành hương lên núi, khỏi bị rơi xuống vực thẳm. Có ba loại Tùng được trồng ở đây là Thủy Tùng (gổ màu trắng), Thanh Tùng (gổ màu xanh) nhưng qúy nhất vẫn là Xích Tùng (Gổ đỏ) . Bởi vậy đường lên Yên Tử xưa nay, vẫn được gọi là Ðường Tùng với sự hiện hữu của 274 cây còn xanh tốt, dù tuổi thọ của chúng đã 700 năm.
Hệ thống chùa am ở Yên Tử, đều tập trung ờ sướn núi phía nam, mà ngôi chùa đầu tiên là Ðền Trình, coi như là cửa ngõ lên núi, còn Chùa Ðồng là đỉnh cao nhất, từ đó có thể nhìn thấy Bạch Ðằng Giang, biển Ðông và biên giới Hoa Việt.. Chùa Ðồng nguyên thủy được các vua Nhà Trần xây dựng toàn bằng đồng, được coi như một biểu tượng của sự đồng nhất , giữa đạo-đời, con người và vũ trụ. Nhưng rồi chiến tranh triền miền, kéo dài từ thời này sang đời khác, nên chẳng những ngôi chùa nguyên thủy bằng đồng, mà cả chùa xây dựng sau này bằng đá và xi măng, cũng bị tàn phá, dột nát hư hại. Năm 1993, một ngôi chùa Ðồng mới đã được xây cất theo hình chữ Ðinh với hình dáng một Bông Hoa Sen nở . Trong chùa, có tượng Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngự trên tòa sen. Bên dưới là ba pho tượng của Tam Tổ Trúc Lâm : Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang, cùng ngự trên đài sen. Phía trước có bốn chuông đồng, một quả lớn và ba quả nhỏ, lúc nào cũng như ngân nga trong cơn gió thoảng, lẫn trong mùi thơm ngát của hương khói và trăm hoa chen nở .
Hiện còn các chùa Vân Tiêu, Bảo Xái, Thanh Long, An Tự, Hoa Yên, Giải Oan, Cầm Thục.. cùng với nhiều di vật đặc sắc đầy huyền thoại. Theo các nhà biên khảo xưa nay, thì nét đẹp tuyẽt mỹ của Yên Tử, chẳng những là chùa, am, tùng bách mà còn bao gồm cả khu rừng trúc xanh ngắt, những cụm hoa Trà My, Dành Dành có màu trắng muốt, đứng chen lẫn khoe sắc hương với từng khu vườn Cúc, Vạn Thọ màu vàng, mái chùa đỏ ối.. thấp thoáng ẩn hiện như sương khói muôn trùng.
Hoa Yên là ngôi chùa lớn và đẹp nhất ở Yên Tử, nên còn được gọi là chùa Cả, chùa Chính hay chùa Yên Tử, nằm trên cao độ 800m, trên một dãi đất hình đài sen, bao quanh sườn núi,từ chính điện có thể nhìn ra Suối Giải Oan ở phía dưới, là lượt chảy giữa rừng núi xanh ngắt, đâu có khác nào một giải lụa trắng mềm mại. Quanh chùa có năm cây đại cổ thụ to lớn hơn 700 tuổi. Bên trong có nhiều tượng Phật toàn bằng đồng nhưng bề thế nguy nga nhất vẫn là tượng vua Trần Nhân Tông , đặt tại Bái đường. Phía dưới chùa là Kim Tháp, chốn an nghĩ ngàn đời của các vị Thiền Tăng Tam Tổ và 97 Tháp khác vây quanh Tháp Tổ, phụng thờ các vị Sư đã tu hành tại Yên Tử.
Ngày nay đường lên rừng núi cheo leo Yên Tử, phần nào được rút ngắn và bớt nguy hiểm, nhờ một hệ thống Cáp treo, đã được thiết kế từ mặt đất lên tới chùa Hoa Yên. Nhờ vậy khách hành huơng như có cái cãm giác đang bồng bềnh trong sương khói, trong lúc có thể thưởng thức được trọn vẹn bức tranh thủy mạc trọn vẹn của non nước VN,từ rừng núi Quảng Ninh, biển đảo Hạ Long, khiến cho ai nấy lòng trần biến mất theo luồng gió mát lạnh của vũ trụ miên man.
+ HỆ THỐNG CHÙA PHẬT TRÊN NÚI BÀ ÐEN :
Theo các tài liệu còn lưu trử, thì hệ thống chùa miếu trên núi Bà Ðen (Tây Ninh) , được hình thành đầu tiên, qua tín ngưỡng dân gian . Giống như những di dân đầu tiên từ Thuận Quảng vào khẩn hoang lập nghiệp ở Thuận Trấn, sống bằng nghề biển, nên đã tin thờ Nam Hải Ðại Tướng Quân(Cá Ông), để cầu xin gia hộ che chở, trong lúc hành nghề đạm bạc trên sông biến sóng gió . Tại Tây Ninh cũng vậy, những người tiều phu, khai rẩy, phá rừng, cũng cảm thấy mình thật bé nhỏ, trước thiên nhiên hùng vĩ và chúa sơn lâm, nên trong vô thức, đã bộc phát những nguyện cầu tới các đấng thần linh và theo thời gian trở thành một tón ngưởng, được mọi người đồng tình chấp nhận và tồn tại tới ngày nay.
Khởi đầu vào thế kỷ XVII sau TL, người Việt đã bắt đầu tới Lục Chân Lạp (Nam Phần) để lập nghiệp và đã dựng trên núi, một ngôi chùa lá không tên, để làm nơi gởi gấm ký thác về thành tâm cầu nguyện các đấng thần linh hộ trì giúp đở.
Năm 1745, có Thiền sư Thiệt Diệu (Liễu Quán) , thuộc đời thứ 35 của Thiền Phái Tế Thượng Chánh Tông, nhân đi ngang núi Bà Ðen, rung động trước sự tĩnh lặng và phong cảnh hửu tình trong vùng, nên Ngài đã quyết định ở lại tu trì. Cũng từ đó, chấm dứt thời kỳ tín ngưỡng dân gian tự phát và một hệ thống chùa Phật được xây dựng tại đây.
Trải qua 252 năm thành lập, từ Tổ sư thứ 1 của Thiền Phái Tế Thượng, tới nay đã truyền được 11 đời. (35-46) , nối tiếp nhau khai hóa hành đạo tại núi Ðiện Bà (Tây Ninh) .
Năm 1857 , Tỳ Kheo Thanh Thọ (Phước Chi ), xây dựng Ðại Hùng Bửu Ðiện và Giảng đường. Năm 1864, Thiền sư Huệ Mạnh, khai mỡ Linh Sơn Long Châu tự (Chùa Hang), cách chùa củ chừng 300m. Năm 1871, xây dựng chùa Phước Lâm, trên bờ con sông nhỏ, chảy ngang Ấp Vĩnh Xuân (Chợ Tây Ninh), được xem như tiền trạm của thiện nam tín nử, trên đường lên núi hành hương cúng Phật, nhất là ngày vía Bà mùng năm tháng năm hay Tết Nguyên Ðán.
Từ 1880-1910, Thiền sư Chơn Thoại (Trừng Tùng), xây thêm chùa Trung, tyức Linh Sơn Phước Trung, để cho khách leo núi có chổ nghĩ ngơi. Từ năm 1910 về sau, núi Bà Ðen rộng mở, thu hút khách thập phương tới cúng Phật đông đảo. Ðây cũng thời gian Hòa Thượng Tâm Hòa, kiến tạo và mở rộng chùa Trung.Từ 1920-1924, toàn thể khu vực quanh chùa được mở rộng, qua hệ thống 21 tu viện chùa am lớn nhỏ . Ðồng thời một con đường, dài 1300m, rộng 6m, cũng được hoàn thành, từ chân núi lên chùa, tới nay tất cả vẫn còn lưu dấu.
Năm 1945 , quân Nhật chiếm núi Bà Ðen, thiêu hủy toàn bộ hệ thống tu viện trên núi. Ngày 2-11-1945 thực dân Pháp thay thế quân Nhật chiếm đóng, ngoài việc đốt phá chùa chiền, còn bắt giết sát hại nhiều tăng ni.
Năm 1954 chia hai đất nước và Tây Ninh thuộc lãnh thổ VNCH, nên Hòa Thượng Thích Giác Ðiền, trở lại núi, tái tạo lại hệ thống chùa Phật năm xưa, thêm to lớn và đẹp đẽ. Nhưng Cọng sản Hà Nội lại phát động cuộc xâm lăng Miền Nam qua cái gọi là MTGPMN công khai lộ diện từ tháng 12/1960. Tây Ninh vì gần biên giới Kampuchia, nên được Bắc Việt, chọn đặt căn cứ của Trung ương Cục Miền Nam., gọi tắt là cục R, cách tỉnh lỵ 64 km. Từ năm 1960-1975, chiến tranh càng lúc thêm ác liệt, các tăng ni trên núi Bà Ðen, phải theo Hòa thượng Thích Huệ Phương về tu tại chùa Phước Lâm trong thị xã. Trên chùa chỉ còn hai Ni cô Thích Nữ Diệu Châu và Diệu Nghĩa ở ;ại lo nhang khói. Núi Bà Ðen vắng ngắt mọi người.
Sau năm 1975, đất nước ngưng tiếng súng, cũng nhờ VC không còn phá hoại và trên hết là tiềnvàng cúng dường của Việt kiều muôn phương, tuôn về giúp xây dựng lại chùa Phật trên núi Bà Ðen, hiện do Ni sư Thích Nữ Diệu Nghĩa làm Viện chủ. Từ 1992-1997, trùng tu lại các ngôi chùa Linh Sơn Long Châu tự (Chùa Hang), Linh Sơn Phuớc Trung tự (Chùa Trung) và nhiều chùa Phật khác trên núi. Ðiện Bà lại mở rộng như từ 300 năm trứơc với khách thập phương lên núi cúng Phật như không bao giờ dứt .
Tết vừa qua, trong lúc cả nhân loại kể cả người Việt tị nạn VC trên mọi nẻo đường viễn xứ đều rộn rịp hoan hĩ đón mùng, thì ngay trên quê hương VN, giặc vẫn không ngừng đàn áp tôn giáo, quyết tâm bắt ép cả nước, phải tùng phục cái gọi là Phật giáo nhà nước, đem tượng Hồ Chí Minh, ngồi ngang với Ðức Phật Tổ và chư vị Bồ Tát. Bởi vậy cho nên Uỷ Ban Tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF), đã yêu cầu bộ ngoại giao Hoa Kỳ phải đưa VC vào danh sách 10 nước, bị LHQ đánh giá là gây tổn hại cho tôn giáo, mà Hà Nội lúc nào cũng to miệng nói rằng ở VN hiện nay rất có tụ do tôn giáo.
Như nhận xét của sử gia Hoàng Xuân Hản ‘ Ðời Lý là đời thuần từ nhất trong lịch sử nước ta, đó chính là nhờ ảnh hưởng của Phật giáo’. VN từ 1975 đến nay, qua chủ thuyết độc tài của Mác-Lê-Mao-Hồ, đã làm cho xã hội và con người VN biến đổi, đánh mất tất cả những cao quý của Dân tộc Việt có tự ngàn xưa, đưa đến hậu quả biến thành nô lệ của Tàu, vì không còn chổ dựa của tâm linh và lý tưởng ái quốc. Nhưng linh hồn đất Việt vẩn còn đó, nhất là Phật giáo VN, suốt bao thế kỷ , luôn đồng hành chia xẽ nổi bất hạnh với dất nước, luôn đặt sự tồn vong của đạo với sự tồn vong của dân tộc Việt. Bởi vậy :
“ Dân tộc ta không thể nào thua chủ thuyết Cộng Sản
Ðạo Phật muôn đời sáng lạn, sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa vô thần Lê Mác
VN vẫn còn núi còn sông và ngôi chùa
Muôn đời không dời đổi “
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy
THáng 11-2010
MƯỜNG GIANG
BA TƯ : NĂNG LƯỢNG VÀ BOM NGUYÊN TỬ
Ba Tư có diện tích 636.293 dặm vuông (1.648.000 km2), dân số hơn 62 triệu người, tuy theo Hồi giáo nhưng không phải là người Ả Rập, gồm các sắc dân Persia (Ba Tư), chiếm đa số, còn lại là người Azerbaijani và Kurdish. Ngôn ngữ chính là tiếng Farsi, thủ đô Teheran hơn 6 triệu người, chưa kể ngoại ô. Ngoài ra còn nhiều thành phố lớn như Isfahan (1.422.308 ng), Mashed ( 2.038.388 ng),Tabriz (1.566932 ng). Ðạo Hồi được coi như là quốc giáo nhưng Ba Tư khác với các quốc gia Ả Rập, theo hệ phái Shiite chiếm tới 93%, còn phái Sunni chỉ có 5%, không đáng kể. Lảnh thổ Ba Tư hầu hết là cao nguyên, phía bắc giáp Biển Caspian, Azerbaijan và Turkmenistan. Phía tây giáp Thổ Nhỉ Kỳ và Iraq. Phía đông giáp Afghanistan và Pakistan. Phía nam nằm trên vịnh Persia.
Tài nguyên chính là dầu hỏa tập trung hầu hết ở phía Nam, sát Vịnh Ba Tư. Từ năm 1938 bắt đầu sản xuất dầu, chiếm tới 4,8% tổng số lượng của thế giới và sau đó càng lúc càng gia tăng, đem về cho ngần sách lên tới 18 tỷ 700 triệu đô la vào năm 1972. Từ tháng 4-1950, Ba Tư là đồng minh chiến lược và nhận viện trợ của Hoa Kỳ. Nhưng vua Shah Mohammmed Reza Pahlavi không được lòng dân, nên bị truất phế và sống lưu vong tại ngoại quốc vào ngày 16-1-1979.
Tháng 2-1979 Khomeini từ Pháp về nước, dep tan phe đảng của Thủ tướng Shahpur Bakhtiar lên làm Lãnh tụ tối cao (Velayat Faghih), thiết lập Chế độ Cộng hòa Islam IRAN, tước bỏ tất cả mọi quyền tự do cá nhân, tẩy xóa nền văn minh Tây Phương đưa con người trở lại cõi hồng hoang, thời đồ đá, không khác gì cảnh tượng tại Miền Nam VN sau ngày 30-4-1975, khi CSVN chiếm được Sài Gòn. Về ngoại giao, Khomeini ban lệnh quốc hửu hóa toàn diện cơ xưởng kỹ nghệ , nhà máy lọc dâù của tư nhân và ngoại quốc, công khai đối đầu với Anh Mỹ lẫn Liên Xô.
Ngày 4-11-1979, nêu lý do Hoa Kỳ dung dưỡng cựu hoàng Pahlavi, nên Khomeini ra lệnh Vệ binh cách mạng bắt giữ toàn bộ Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ, trong đó có Ðại sứ, nhân viên hơn 50 người, làm con tin trong 444 ngày. Trước 1 giờ khi Reagan lên nhiệm chức Tổng thống Hoa Kỳ lần thứ nhất vào ngày 20-1-1981, Khomeini mới chịu thả con tin Mỹ về nước
Tại Trung Ðông, Khomeini không che dấu ý đồ biến các quốc gia Hồi giáo trong vùng, thành chư hầu của cái gọi là “ Cách mạng Islam Iran “, qua đạo quân khủng bố của Teheran là Tổ chức Hizballah tại Leban và Nhóm người Kurd tự trị tại Bắc Iraq.
Từ lâu Iraq và Iran coi như tử thù, vì tranh chấp chủ quyền trên Thủy lộ Shatt Al-Arab. Lúc đó Iraq là đồng minh của Liên Xô, lại có Pháp-Anh-Mỹ chống lưng bán vũ khí, nên xua quân chiếm đóng một phần lãnh thổ Ba Tư vào tháng 8-1980. Chiến tranh đã xảy ra vô cùng ác liệt, Ba Tư dù lớn và đông dân hơn Iraq nhưng quân đội yếu kém vì đa số các sĩ quan tài giỏi được Tây Phương huấn luyện từ trước, đã bị Khomeini giết chết trong các Trại cải tạo, nhà tù. Còn vũ khí quân dụng mua của Mỹ ngày xưa, cũng đã lổi thời. Vì vậy tinh tới tháng 9-1984, Ba Tư đã tử trận hơn 100.000 người (Iraq 50.000 chết ). Thêm vào đó, Ba Tư lại bị TT Mỹ Carter cấm vận, nên nguồn cung cấp vũ khí, quân dụng của Khomeini chỉ nhờ vào buôn lậu, đâu có đủ cung ứng cho chiến trường. Tình trạng trên làm cho kinh tế Ba Tư thêm suy thoái, khiến cho đất nước càng hổn loạn. Qua sự can thiệp của quốc tế, ngày 20-8-1988 chiến tranh Iraq-Iran mới chấm dứt.
Tháng 6-1989 Khomeni chết được Khameni lên thay, còn Hashemi Rafsanjani làm tổng thống Ba Tư nhưng thể chế vẫn không có gì thay đổi. Riệng việc Khomeini chịu trả con tin cho Mỹ, là do sự đánh đổi của Reagan ngay khi bước vào Tòa Bạch Ốc nhận chức Tổng thống. Ðó là việc Mỹ rrả lại cho Ba Tư số tài sản ký thác hơn 8 tỷ MK, cùng với toàn bộ gia sản của cựu hoàng Pahlavi. Mỹ còn đi đêm với Khomeini bằng cách cho Do Thái bí mật bán vũ khí cho Ba Tư. Ðể che đậy những bí mật trên, thừa dịp có 241 TQLC Mỹ bị khũng bố gài bom sát hại tại Beyrat vào tháng 10-1983, Mỹ la lối tố cáo Ba Tư và Lybia đang bảo trợ cho khủng bố. Ngày 2-1-1984, Hoa Kỳ cùng các nước đồng minh phát động chiến dịch “ Staunch “, cấm bán vũ khí cho Ba Tư. Thù hận giữa hai nước kéo dài từ ấy đến nay chẳng hề sút giảm, chỉ đợi dịp bùng nổ nhất là lúc này Ba Tư được Nga và Trung Cộng chống lưng qua việc mua bán dầu, nên càng công khai chống Mỹ và Do Thái hơn bao giờ hết.
Do những thù oán trên, nên lúc Mỹ đánh Iraq vào ngày 20-3-2003, TT G.W.Bush cũng đã coi “ Ba Tư và Bắc Hàn “ là nhóm “ Roque Countries “ , sẽ tiếp tục con đường ngoại giao, để thay thế chế độ độc tài hiện có ở Ba Tư và Bắc Hàn
Rồi Mahammed Ahmadinejad, một kẻ cuồng tín từng bị tố cáo là khủng bố lên làm tổng thống Ba Tư, lại càng chống Mỹ và Liên Âu dữ tợn, vì cả hai muốn cấm vận Iran vì cho rằng nước này đã tinh chế được chất Uranium từ 7 tấn khí đốt. Sự đối đầu của hai phía càng tăng thêm, khi Nga và Trung Cộng đứng sau lưng Ba Tư xúi giục. Nhưng bài học lịch sử rất thấm thía còn đó, đối với CSVN năm 1979 và gần nhất là câu chuyệnỳ Saddam Hussein, chỉ vì quá tin vào lời hứa của Nga và Trung Cộng phụ hoạ, công khai đối đầu với Mỹ-Anh. Rốt cục Nga-Trung Cộng chạy làng khi chiến tranh khởi diễn, Saddam Hussein thân bại danh liệt, nhà tan cửa nát, đất nước Iraq bị bom đạn tàn phá thảm thê, khiến dân chúng lầm than tận tuyệt, hứng chịu thãm họa khủng bố hằng giờ, tới nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Ðó là câu hỏi lớn của Iran đang bước trên lối mòn của Iraq,trước bờ vực bị hũy diệt của một cuộc chiến tranh nguyên tử, qua thái độ kiên quyết của Mỹ, Do Thái và Liên Âu.. luôn muốn tiêu diệt thể chế độc tài tại Ba Tư, với rất nhiều lý do , chứ không phải chỉ có vấn đề một trái bom NT, mà nước này đã tuyên bố..
Theo nhận định của các nhà quân sử trên thế giới, thì tới nay vẫn không có một quốc gia nào có đủ tiềm lực chống nổi với siêu cường kinh tế-quân sự Hoa Kỳ. Hai cuộc chiến thắng thần thánh ở hai mặt trận, được coi là bát khả xâm phạm “ A Phú Hản năm 2001 và Iraq năm 2003 “ đã nói lên sự vô địch của người Mỹ, dù là TT diều hâu cộng hòa W.Bush hay TT dân chủ Obama.
Theo sự phân tích của Quân sử gia Anthony Cordesman, cái thế mà Ba Tư dám ngang nhiến ra mặt thách thức với Hoa Kỳ, là chính trị và tâm lý chứ không phải quân sự. Thực chất quân đội Ba Tư hiện nay nếu đem so sánh, vẫn còn thua quân đội Iraq, thì làm sao có thể đương đầu với Liên quân Hoa Kỳ-Do Thái, nay còn thêm Khối Bắc Ðại Tạy Dương. Trên lý thuyết, Ba Tư nói có 2000 xe tăng, 300 máy bay đủ loại, 3 tiềm thủy đỉnh và chừng 10 dàn phóng phi đạn Scud do Nga chế + 1 trái bom NT không biết đã có hay chưa ? Mới đậy Ba Tư còn có loại Phi đạn Bình phi (Cruise Missiles) X-55 mua của Ukraine và loại Phi đạn tầm xa do Bắc Hàn sản xuất Shabbab-3, cùng với quân số chừng nửa triệu, nhưng nếu chịu liều mạng vì các giáo sĩ cuồng tín Ba Tư hiện nay, chắc cũng chỉ là Thành phần Vệ binh Cách mạng trên 120.000 người.
Nhưng tất cả cũng chỉ là thổi phồng vì ai cũng biết quân lực Ba Tư đã gần như kiệt quệ sau 8 năm chiến tranh với Iraq. Trong lúc đó các giáo sĩ Hồi giáo cực đoan cầm quyền, chỉ lo yểm trợ các Tổ chức khủng bố ngoại vi, nên đâu có dành ngân khoản lớn cho Bộ Quốc phòng để canh tân quân đội, bổ sung mua sắm chiến cụ vũ khí mới. Tóm lại vũ khí mà Ba Tư mong mõi đạt chiến thắng là “ Ðội quân tình báo nằm vùng “ có mặt khắp nơi trên thế giới, kể cả Âu Châu và Hoa Kỳ. Ngoài ra còn hai Tổ chức Khủng bố Herbollah và Hamas, đang hoạt động quấy nhiểu ngay trong lãnh thổ Do Thái. Trên Ấn Ðộ Dương, Ba Tư có một bờ biển dài, án ngự vịnh Persian, eo biển Hormuz ngang qua United Arab Emirates, cùng với vinh Bengal. Tất cả đều là thủy lộ chuyển dầu quan trọng từ Trung Ðông, Trung Á, Iraq về Cận Ðông, Úc và Châu Mỹ.. hiện đang do Ðệ Lục Hạm Ðội cùng Hải quân Ấn Ðộ phòng thủ.
Ba Tư hiện đã tuyển dụng, tài trợ cho 8 tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan và kết hợp chúng lại thành Lực lượng Ðặc biệt, có nhiệm vụ khủng bố phá hoại, để trả đủa Mỹ và Ðồng Minh khi các cơ sở Nguyên Tử tại Ba Tư bị hủy diệt. Các lực lượng khủng bố tương tự, cũng được thành lập tại Iraq do Nhóm Hồi giáo cực đoan Al Sadr chỉ huy. Tại Palestine có Nhóm khủng bố Hezbollah.. Chiến thuật mói được thi hành, đó là Bom xe, bom người.. đã gây rất nhiều thiệt hại nhân mạng trên chiến trường Iraq, A Phú Hản hiện nay.
Sau cùng là lá bài “ Nga, Trung Cộng “ mà ai cũng biết, qua việc Ba Tư và Nga đang hợp đồng khai thác dầu khí tại Biển Caspien. Ðịa điểm này từ trước đã là trung tâm dầu khí của Nga, trong đó có thanh phố Volgagrad (Stalingrad), có nhiều xưởng lọc dầu. Nga cũng đang giúp Ba Tư bảo quản Nhà máy điện Nguyên tử Busherh trị giá cả tỷ đô la, do Nga cùng đầu tư. Sau rốt, Ba Tư là khách hàng thứ 2, về việc tiêu thụ vũ kh1 của Nga
Với Trung Cộng, Ba Tư là nước cung cấp 50% số lượng dầu thô, ngược lại thị trường Ba Tư đang tiêu thụ hàng hóa “ thượng vàng hạ cám “ của Tàu đỏ. Chính vậy, nên cả hai nước Tàu-Nga, luôn bày tỏ sự bất đồng với Mỹ-Liên Âu về chuyện Nguyên Tử của Iran. Buổi trước Hoa Kỳ và Liên Xô dù đã gây cấn đến thế nào chăng nữa, cũng chỉ đấu võ mồm mà không hề đối mặt trên chiến trường. Nguyên do là tiềm lực nguyên tử cả hai đều cân bằng và sự kìm hãm này, đã không còn nửa vì hiện tại Nga không phải Liên Bang Sô Viết, đã thua kém Hoa Kỳ về kinh tế, quân sư, trong đó có vũ khí hạt nhân.
Một điều quan trọng khác mà ai cũng thấy, là kho dự trữ Hạt Nhân của Nga càng lúc càng sút kém từ số lượng tới phẩm chất, vì không có đủ ngân khoản bảo trì, canh cải như Hoa Kỳ. Vì vậy, Nga từ năm 2000 tới nay, đã có nhiều tàu ngầm nguyên tử phải nằm ụ hay bất khiển dụng. Nhiều cuộc thử nghiệm tìm vũ khí mới của Nga, nhằm chống lại chương trình Lá Chắn của Mỹ, cũng thất bại. Tệ hơn là chuyện tờ báo Kommiersan của Nga, vừa tiết lộ tin mật rằng ‘ Nga hiện nay chẳng còn một VỆ TINH TÌNH BÁO nào trên quỹ đạo ‘.
Hiện tại, Nga, Trung Á, Trung Ðông, Ba Tư và Iraq.. hầu như đang nắm trong tay chìa khóa của một cuộc chiến tranh lạnh khác về Năng Lượng. Việc Ba Tư dùng Bom Nguyên Tử để hù dọa thế giới, chẳng qua cũng chỉ vì mục đích làm tăng vọt giá dầu và khí đốt (có thể lên tới 100 US/1thùng), ít ra cũng giúp cho Nga phần nào thêm phương tiện, sản xuất loại Hỏa Tiển mới Bulava và Topol-M, hầu thay thế các lọai cũ đã lổi thời. Bài bản trên của Nga và Ba Tư, tuy đã làm cho Hoa Kỳ, Nhật, Liên Âu và cả Trung Cộng lo lắng nhưng thực chất thì ai cũng biết rõ..
+ BA TƯ VÀ TRẬN TUYẾN NĂNG LƯỢNG :
Mặc dù Collin Powell cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ luôn nhấn mạnh rằng “ Dầu Lửa “ không phải là mục tiêu của cuộc chiến Iraq, song vẫn không thuyết phục được ai. Hiện nay Iraq đang sở hữu 11% trữ lượng dầu thế giới với mức khai thác từ 112-200 tỷ thùng và là nước bán dầu thô rẽ nhất. Trong tình hình phát triển kinh tế thế giới từ nay tới năm 2020, với nhu cầu tiêu thụ mỗi ngày 112 triệu thùng. Ðể cung ứng nhu cầu trên, phải có dầu của 6 nước Saudi Arab, Ba Tư, Iraq, Kuwait, Liên Minh Ả Rập Thống Nhất và Venezuela mới đủ. Hoa Kỳ là nước tiêu thu dầu nhiều nhất. Tóm lại trữ lượng Dầu của Iraq hiện có, tương đương với tổng số dầu của Mỹ, Canada, Mexico, Úc, Tây Âu, New Zealand, Trung Cộng và tất cả các nước không thuộc Trung Ðông. Ngoài ra Dầu của Iraq sản xuất hằng ngày, chỉ mới bơm tại 7 giếng, trong tổng số 15 hiện có., mà đã có tới 115 tỷ thùng. Tóm lại vì dầu, xưa nay Iraq luôn là miếng mồi ngon của các đế quốc Tây Phương
Mặc dầu Mỹ có trử lượng Dầu tới 22 Tỷ thùng nhưng chỉ dành cho các mục tiêu chiến lược, còn nhu cầu hằng ngày đều là Dầu Nhập Khẩu. Cũng vì nhu cầu này, mà Hoa Kỳ đã phải thâm thụt ngân sách. Trong khi đó, càng lúc Trung Cộng và Ấn Ðộ càng tăng mức tiêu thụ dầu lên tới 7%, so với Hoa Kỳ và các nước tiền tiến công nghệ Âu Châu, Nhật.. nhiều gấp 8 lần. Tóm lại, chỉ trong vòng 10 năm qua, Á Châu đã tiêu thụ láng số dầu dư thừa dự trữ của các thập niên trước. Ðây chính là lý do làm tăng giá dầu hiện nay. Ðiều này cũng đã xảy ra vào những thập niên 60-70, khi nền kinh tế của Âu Châu và Nhật Bổn phục hồi phát triển sau thế chiến 2. Sự cố đã làm cho giá dầu tăng thêm 20% vào năm 1971, làm ảnh hưởng đến nên kinh tế cả thế giới, gây cảnh hổn độn cũng vì giá dầu tăng.
Ðể giải quyết sự độc tôn của các nuớc sản xuất dầu, gọi chung là OPEC, thời đó nhiều nước đã tìm được các mõ dầu ở Mexico, Bắc Hải, Nam Dương, Châu Phi và Bắc Alaska. Ngày nay, nhân loại cũng cứ tiếp tục tìm dầu tại Nga, Phi Châu, Trung Á và Vịnh Mễ Tây Cơ. Riêng Hoa Kỳ, chính phủ sắp cho phép khai thác dầu ở Alaska, Lawrence Golstein, mà theo các chuyên gia, số dự trữ dầu lên tới 6-15 tỷ thùng. Song song dầu còn được sản xuất từ Hắc in, sức gió , Ethanol, rượu Acohol biến chế từ bắp. Những thứ trên, có thể cung cấp xăng, như là một thứ nhiên liệu cần thiết hiện nay.
Cuối cùng giải pháp chận đứng việc tăng giá dầu có chạy đường trời cũng phải do chiến tranh giải quyết, mà khởi đầu là biện pháp trừng phạt kinh tế cấm vận, như đã xảy ra tại Iraq trước đó. Ba Tư là quốc gia sản xuất dầu lửa hạng nhì trên thế giới, nên không thể nào thoát ra được những hệ lụy liên quan tới năng lương. Trước mắt nếu mọi thứ không giải quyết được bằng hòa bình ngoại giao, qua áp lực của Hội Ðồng Bảo An LHQ, tẩy chay mà không cần cấm vận, Ba Tư sẽ không còn số ngoại tệ gần 50 tỷ mỹ kim tiền bán dầu, dùng thực hiện các cơ sở hạ tầng và cải thiện đời sống của dân nghèo trong nước.
+ CUỘC TRANH CHẤP DẦU LỬA TẠI TRUNG Á GIỮA MỸ-NGA :
Giống như thế kỷ XIX, lần này miền Trung Á lại nổi lên sóng gió đầy trời, mà đầu tiên tại nước Turkménistan,vừa tìm được nguồn dự trữ khí đốt, dầu hỏa khổng lồ, đồng thời với dự án đặt ống dẫn dầu về phía Viễn Ðông, mà không cần phải qua Nga và Ba Tư như trước.
Turkménistan nguyên là hoang mạc nghèo nàn suốt thời kỳ thuộc Liên Xô. Từ năm 1991 nước này được độc lập, nên Tổng thống Saparmyrat Niyazov đã mời Hoa Kỳ vào khai thác tài nguyên. Kết quả đã tìm thấy trong vùng Karakoum một kho tàng khổng lồ, gồm mõ dầu với trữ lượng 6 tỷ thùng và khoảng 3000 tỷ khí đốt. Triển vọng tương lai đầy hứa hẹn của quốc gia Hồi giáo này với 4 triệu dân đã bị khựng lại . Nguyên do cũng vì sự tranh chấp quyên kiểm soát Trung Á của Nga-Mỹ, dẫn tới hổn loạn ở vùng Caucase, A Phú Hản.. khiến Mỹ cấm vận Ba Tư và gây cấn với Nga
Do tình hình bất ổn, nên người Mỹ đã phải ngưng kế hoạch đặt ống dẩn dầu và khí đốt từ Turkménistan, tới các nước Ðông Á, Pakistan, Vịnh Ba Tư và Châu Âu. Ðề tiếp tục tìm kiếm nguồn dầu khí, Hoa Kỳ lại chuyển hướng sang nước Ouzbékistan cũng nhiều tài nguyên không thua gì nước láng giềng. Con đường tơ lụa ngày xưa, nay cũng chính là hệ thống ống dẫn dầu và khí đốt.
Trước đây cả Trung Á thuộc Liên Xô, nên người Nga độc quyền sản xuất dầu hỏa khí đốt toàn vùng sang Âu Châu. Nay thì tình thế đã đổi thay, Trung Á đã độc lập, mở cửa cho người Mỹ, đổ tiền bạc vào đầu tư, ráo riết tranh giành ảnh hưởng với Nga. Vì thế từ năm 1995, trở về sau, thủ đô Tachkent của Ouzbékistan, trở thành trung tâm đầu tư của các Hảng khai thác dầu Mỹ. Chiến tranh dầu hỏa đã bắt đầu giữa hai phe Hoa Kỳ, Ouzbékistan, Turkménistan, Do Thái, Thô Nhĩ Kỳ, Pakistan, Kazakhstan.. đối đầu với Nga, Ba Tư, Kirghizistan.
Một dự án vĩ đại đã được hoạch định, do sự hợp tác của các công ty Exxon (Mỹ), Mitsubishi (Nhật) và National Petroleum Corp (Trung Cộng), nhằm xây dựng một đường ống dẫn dầu-khí, dài trên 8000 km. Ðường ống này hoàn toàn chạy ngoài lãnh thổ Liên bang Nga và Ba Tư, nhằm dẫn dầu-khí của Turkménistan, sang tận nước Nhật. Theo dự án, đường ống dẩn này, sẽ tiếp nhận thêm dầu-khí của các nước Kazakhstan, Ouzbekistn và Tân Cương , với chi phí thực hiện lên tới 22 tỷ đô la. Ðặc biệt , đường ống này sau khi tới bờ biển Trung Cộng, sẽ chìm dưới đáy biển sang Nhật Bổn. Nếu không có gì thay đổi, công tác sẽ hoàn thành vào năm 2010.
Một đường ống khác cũng dự trù sẽ thực hiện, dẫn dầu khí Trung Á xuống A Phú Hản và Pakistan. Ngoài ra còn có đường ống dài 278km, do Thổ và Ba Tư liên doanh với Turkménistan, sang Châu Âu. Cuộc tranh chấp dầu nay đã đến hồi quyết liệt, đến nổi chính phủ Mỹ phải thành lập một Ủy Ban đặc biệt, phụ trách việc khai thác dầu-khí tại Trung Á và quanh Caspienne, gồm Hội Ðồng ANQG, Bộ Quốc Phòng, CIA . Do nhu cầu toàn vùng, Hoa Thịnh Ðốn phải để cho Turkménistan tồn tại, khi nước này đang hợp tác với Ba Tư.
+ DẦU HỎA BIỂN CASPIENNE : CON BÀI CHIẾN LƯỢC CỦA HAI PHÍA :
Sự xung đột xãy ra từ trước tới nay ở khu vực Caucase, đều do nguyên nhân vùng này là trung tâm của mọi ống dẩn dầu từ biển Caspienne tựu về. Ðây là tham vọng lớn của Nga có từ lâu đời, muốn tất cả sản lượng dầu hỏa khai thác tại Biển Caspienne, phải chạy qua lãnh thổ cuả mình, thông qua đường ống dẩn cũ từ Bakou (Azerbaidjan) tới Novorossiisk (Nga). Nhưng mọi sự giờ đã nằm ngoài tầm tay của Nga. Ðó là sự kiện ngày 17-4-1999, một đường ống dẫn mới dưới quyền kiểm soát của Khối Nato, đã được khánh thành. Ðường này nối liền Bakou với hải cảng Soupsa (Géorgie) trên bờ Hắc Hải, với sự hợp tác của Liên Âu và các nước Géorgie,Ukraine,Azerbaidjan và Moldavie.
Tháng 10-1999, hai nước Thổ và Azerbaidjan lại hợp tác xây thêm một đường ống dẫn thứ 2 từ Bakou tới hải cảng Ceyhan của Thổ ở Ðiạ Trung Hải. Như vậy, tất cả dầu hỏa và khí đốt tại Miền Nam Liên Xô cũ trước kia, quanh Biển Caspienne, đã không còn dính líu tới Nga nửa. Ngoài ra âm mưu cắt đứt ống dẫn dầu trong lãnh thổ Nga, luôn xãy ra vì Lực lượng kháng chiến quân Tchétchénie thực hiện. Tình trạng nguy ngập đến nổi, người Nga đã phải dùng xe bồn để vận chuyển dầu, ngược về hướng Bắc tránh lãnh thổ Daghestan luôn bị tấn công đe dọa. Từ năm 1997, Mỹ đã liên kết được với Azerbaidjan, đặt nhiều căn cứ chiến lược quanh biển Caspienne. Mong ước của Hoa Kỳ là tìm cho được nguồn cung cấp dầu khí , độc lập với Nga và Ba Tư, Tuy nhiên ý định trên đã vấp phải sự trả đủa của Khối sản xuất dầu OPEC, qua thủ đoạn thả nổi giá cả và dùng các phần tử Hồi giáo khủng bố, phá hoại các đường ống dẫn.
+ MỸ LOẠI BA TƯ VÀ NGA RA KHỎI MÕ DẦU TRUNG Á VÀ CASPIENNE :
Vùng biển Caspienne và kho vàng đen dưới đáy của nó có diện tích bằng nước Nhật, được khai thác từ cuối thế kỷ XIX, với trữ lượng hơn 10% của thế giới, tính theo thời giá hơn 4000 tỷ đô la. Nhưng khu vực Caspienne ngoài địa thế vô cùng hiểm trở, hiện còn bị khống chế bởi du kích quân ly khai Chechnya và Kurd. Bởi vậy nên chi phí khai thác dầu ở đây rất tốn kém và đầy nguy hiểm.
Sau khi Liên Xô tan rã, các công ty dầu Mỹ, Âu Châu, Nhật, Trung Cộng, Nam Mỹ kể cả người Nga.. thi nhau vung tiền ra khai thác. Bakou, thủ đô của nước Cộng Hòa Azerbaijan, hiện là nơi đặt trụ sở của hầu hết các nước đang khai thác dầu. Tới nay, đã có 12 công ty dầu, do British Petrolium (Anh) và Amoco (Mỹ) dẩn đầu, đã sản xuất được 145.000 tấn dầu. Một đường ống dẫn, từ Bakou xuyên qua lãnh thổ Azerbaijan, tới tận hải cảng Novorossisk trên bờ Hắc Hải. Theo thời gian, dầu càng lúc càng được khai thác nhiều hơn, nên lại phải đặt thêm nhiều đường ống lớn.
Với ba nước nằm ven biển Caspienne là Azerbaijan, Kazakhstan và Turkmenistan, đều muốn gạt bỏ Nga và Ba Tư cũng là hai nước nằm ven biển này. Sự kiện này đã khiến cho hai nước trên rất thù hận người Mỹ đã dùng tiền bạc mua chuộc ba nước cộng hòa cũ, để chiếm kho báu vàng đen, vốn thuộc Nga và Ba Tư từ lâu đời.
Chính Tổng thống Bush cha và Phó Tổng thống Cheney.là những người mở đường cho chính phủ Mỷ đặt chân tới Trung Á và Biển Caspienne từ tháng 7-1997. Tại vùng này, người Mỹ chẳng nhửng thẳng tay loại bỏ Ba Tư ra khỏi khu vực khai thác, mà còn có ý định không để cho bất cứ nước nào khống chế độc quyền về đường ống, trong đó có Nga.
Ðó mới chính là nguyên nhân của cuộc xung đột mới hiện nay, giữa Mỹ-Do Thái-Liên Âu với Ba Tư-Nga-Trung Cộng. Người Nga đã phẩn uất trước lãnh thổ và tài nguyên cũ của mình, ngày nay đã bị ngoại nhân dành giựt khai thác và chiếm hết ảnh hưởng chính trị toàn vùng.
Với Ba Tư lại càng căm hận Mỹ và Tây Phương. Trên diễn đàn thế giới, Ba Tư luôn trưng dẫn các bản Hiệp ước đã ký với Liên Xô năm 1921 và 1940, để dành chủ quyền của mình nơi kho báu quanh biển Caspienne. Ngoài ra còn quảng cáo rằng lãnh thổ của mình, mới chính là con đường ngắn nhất, để vận chuyển dầu từ Trung Á và vùng Caspienne ra biển. Nhưng nói gì thì nói, qua áp lực và tiền bạc Mỹ, hai nước Nga và Ba Tư, đã bị loại khỏi cuộc chơi. Những con đường ống dẫn dầu mới được thưc hiện, dẩn dầu khí toàn khu vực, ra Viễn Ðông, xuống Nam A tới Âu Châu.. được đặt trên lãnh thổ của Kazakhstan,Turkmennistan, A Phú Hản, Thổ Nhĩ Kỳ.. ra các vùng biển. Riêng Pháp đã xé lẽ, tự làm một đường ống Bắc-Nam qua Ba Tư ra vùng Vịnh với chi phí trên 4 tỷ đô la, sự tớn kém đâu có thua gì của Mỹ.
Tóm lại tất cả các sự đối đầu của Mỹ đã và đang xảy ra, hầu hết đều có dính dấp tới năng lượng. Dầu rất quan trọng với Hoa Kỳ trong quá khứ và cũng sẽ là vấn đế sinh tử của tương lai. Dầu cũng là thứ vũ khí giết người vô số kể trong thế giới của người Ả Rập .Bởi vậy nếu cuộc chiến có xảy ra lần này, Mỹ đánh Ba Tư, cũng chẳng qua vì dầu. Còn nói là Mỹ quan tâm tới bom Nguyên Tử của Ba Tư, chắc các nước Bắc Hàn, Hồi Quốc và Ấn Ðộ.. đã bị Hoa Kỳ, Liên Âu tiêu diệt từ lâu, nhất là đối với Bắc Hàn đang dùng bom Nguyên Tử để múa may quay cuồng, quấy rối Châu Á và hù dọa cả Mỹ.
Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 11-2010
MƯỜNG GIANG
Subscribe to:
Posts (Atom)