Trong lịch sử của thế giới, sự tranh chấp lãnh thổ của các quốc gia liên hệ là việc bình thường. Qua hai cuộc thế chiến 1 và 2, tại Âu Châu gần như không có nước nào không bị thay đổi diện tích và ranh giới. Gần nhất là Trung Cộng sau năm 1949, diện tích rộng lớn hơn so với thời trước, vì xâm lăng cưởng chiếm đất đai của nhiều quốc gia lân cận như Mãn Châu, Mông Cổ, Tây Tạng, Tân Cương kể cả biên giới và lãnh hải, hải đảo của VN. Trái lại nước Nga mất gần 1/2 lãnh thổ vì các nước cộng hòa tự trị đã dành lại độc lập sau khi đê quốc Sô Viết sụp đổ vào năm 1991. Mỹ, Mã Lai, Ấn Ðộ, Do Thái.. cũng đâu có khác biệt ? Nên tình trạng các nước trên bán đảo Ðông Dương cũng không ngoại lệ, vì vùng này chinh chiến triền miên, mạnh được yếu thua, đưa đến hậu quả hai vương quốc Phù Nam và Chiêm Thành, vì thua trận đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Vì người xưa chưa biết dùng giấy để ghi chép, mà chỉ xữ dụng lá thốt nốt, nên không giữ được những sử liệu quá 150 năm. Khi Pháp xâm chiếm Cao Mên vào năm 1864, đã căn cứ vào các tài liệu cổ của Trung Hoa, Ấn Ðộ, Việt Nam, cùng các di tích khám phá ở miền Thủy Chân Lạp và đền Angkor, để viết bộ sử Cao Mên. Căn cứ từ đó cho biết, Chân Lạp khởi thủy chỉ là một nước nhỏ trong vùng rừng núi Ratakini, giáp giới phía tay nam hai tỉnh Kon Tum , Pleiku và nước Lâm Ấp., cùng một chủng tộc với người Khmer, tức là Người Việt gốc Miên ở Miền Nam VN ngày nay.
Năm 545 sau Tây Lịch (STL), Phù Nam và Chân Lạp đánh nhau. Cuộc chiến kéo dài trong 82 năm, cuối cùng Phù Nam bị diệt vong năm 627. Nhưng đất nước chỉ hợp nhất trong thời gian ngắn ngũi, rồi thì nội chiến, tranh dành ngôi vua, khiến Chân Lạp bị chia thành hai nước : Lục Chân Lạp hay Cao Mên ở phía bắc và Thủy Chân Lạp hay Chân Lạp, tức Miền Nam VN ngày nay. Tuy nhiên vào năm 802, vua Javavarman II lại thống nhất Chân Lạp, lấy lại tên nước cũ là Kampuja, đóng đô tại Ðền Angkor (Ðế Thiên-Ðế Thích) , mở đầu kỷ nguyên hùng mạnh, bành trướng đất đai tới Mã Lai và Chiêm Thành. Năm 1228 Chân Lạp bắt đầu suy tàn, nên luôn bị Thái Lan và Chiêm Thành tấn công, phải bỏ Angkor dời đô về Nam Vang (1434), rồi Lovek (1516) .. Từ năm 1594 Chân Lạp bị Thái Lan đô hộ, đất nước suy tàn từ đó. Ðồng lúc, Chiêm Thành cũng bị VN thôn tính vào năm 1697, khiến cho Kampuchia bị kẹt giữa hai quốc gia hùng mạnh đương thời, nên chỉ còn cách dựa vào một trong hai nước trên để sinh tồn. Tóm lại, sau khi chiếm được Phù Nam vào thế kỷ thứ VI, trải qua 11 thế kỷ, vua chúa Chân Lạp đã kh6ng hề thực hiện được một công trình gì, ngoài xây được ngôi Tháp Mười tầng ở Ðồng Tháp. Ðất đai hoàn toàn bỏ phế thành rừng buị, chứa đầy thú dư, chẳng những ở trên bờ, mà khắp sông rạch trong vùng, cũng đặt sệt điã mòng, cá sấu.. khiến cho ai mới đặt chân tới vùng này, cũng kinh hồn bạt vía trước cảnh ma thiêng nước độc.
Năm Mậu Tuất (1658) thời Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần ở Nam Hà, người Việt được Vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân (Rama Thuppdey Chan) cho phép vào khai khẩn ruộng đất ở Vùng Mô Xoài (Bà Rịa) và Ðồng Nai (Biên Hòa), mở đầu cuộc giao tiếp Việt-Mên. Năm 1674, Vua Nặc Ông Nộn bị Nặc Ông Ðài dẫn quân Xiêm về cướp ngôi, phải chạy qua cầu cứu quân Nguyễn tại Dinh Thái Khang. Chúa Hiền Vương sai quân tiếp cứu, đuổi đánh Nặc Ông Ðài và quân Xiêm ra khỏi thành Sài Gòn và Nam Vang. Từ đó luôn luôn có sự tranh chấp trong Hoàng Tộc và mỗi lần được quân Nguyễn giúp đỡ, là mỗi lần cắt đất trả ơn, nên đến năm 1759 miền Thủy Chân Lạp, coi như hoàn toàn thuộc vào lãnh thổ của VN.
Sau khi chiếm hết Nam Kỳ (1867), Pháp cũng đô hộ Chân Lạp từ năm 1864 và bắt đầu kiểm kê dân số. Riêng người Việt gốc Miên tại Miền Nam VN năm đó rất ít, chỉ có 146.718 người, trong lúc người Việt tới 1.732.316 người. Tình trạng dân số cũng không tăng cho mấy. Năm 1965 dưới thời VNCH, người Việt gốc Miên ở Miền Nam VN chừng 600.000 người, sống tập trung nhiều nhất tại Vĩnh Bình, Sóc Trang, Bạc Liêu, Châu Ðốc, An Giang, Kiên Giang, Chương Thiện.. Tại Sài Gòn có chừng 1000 người. Khi vua Gia Long thống nhất đất nước vào năm 1802, lúc đó người Việt gốc Miên tuy không đông lắm nhưng vẫn được triều đình xếp ngang hàng với người Việt. Vua còn đặt cho người Miên 6 họ “ Kim, Thạch, Sơn, Danh, Lâm.. và Châu “ để con cháu sau này dễ dàng truy tìm phả hệ, vì trước đó không có
1- Biên Giới Việt-Miên :
Sau khi đặt xong nền đô hộ khắp toàn cõi Ðông Dương, Pháp đã phân định lại ranh giới hai thuộc địa Nam Kỳ và Cao Mên, vì thể chế hai xứ khác biệt. Do đó, từ năm 1870 tới khi trao trả độc lập cho Kampuchia vào năm 1953, Toàn quyền Ðông Dương và Quốc Vương Cao Mên, đã nhiều lần ấn định lại lằn ranh biên giới giữa Việt-Miên, qua các Nghị Ðịnh đồng ký vào ngày 9-7-1870, 15-7-1873 và các bản tu chỉnh đồng ký vào ngày 31-7-1914, 6-12-1935, 11-12-1936 và 26-7-1946. Cũng từ đó đất Nam Kỳ có tên trong bản đồ thế giới,qua cái tên do Pháp đặt là Cochinchine. Từ năm 1954 chế độ thực dân Pháp cáo chung trên bán đảo Ðông Dương, thuộc địa Nam Kỳ lại trở về với Mẹ VN, qua danh xưng Miền Nam VN và thủ đô của VNCH đóng tại Sài Gòn.
Năm 1939, Toàn Quyền Pháp tại Ðông Dương là Jules Brevié chính thức cho vẽ lại bản đồ các nước Việt-Lào và Mên, để phân ranh giới hành chánh và an ninh tư pháp các địa phương. Ngoài ra cũng để phân chia rõ ràng các đảo cũng như lãnh hải của hai nước trong Vịnh Thái Lan. . Bản đồ ranh giới này từ đó đến nay vẫn được các nước trong vùng kể cả Trung Hoa tôn trọng, mệnh danh là đường ranh giới Brevié.
Theo đó, từ bờ biển giữa hai nước tại Hà Tiên và Krong Keb, nhìn ra Vịnh Xiêm La (Gulf of Siam) , vẽ theo góc 140 độ. Ðảo Phú Quốc tuy nằm sâu trong lãnh hải Kampuchia tới 1,5 dặm nhưng vẫn thuộc phần lãnh thổ VN. Ðể tránh sự tranh chấp về sau, bản đồ Brevié đã cước chú “ Về vấn đề lãnh thổ, các đảo này giữ vị trí đặc biệt “..Nhưng tất cả rắc rối sau này, cũng đều do VC gây ra.
Thật vậy, từ năm 1966 vì muốn lấy lòng Sihanouk và Khmer Ðỏ, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam MTGPMN), đã ký hứa sẽ tôn trong biên giới hai nước theo đường ranh Brevié năm 1939. Tại Hà Nội năm 1967, VC cũng đã ký “ Bản Tuyên Bố DRV “, nhân danh nước VN Dân Chủ Cộng Hòa tức Bắc Việt, công nhận biên giới hiện tại của Kampuchia theo đường ranh Brevié. Bời vậy, thừa dịp VC còn say men chiến thắng Miền Nam tại Sài Gòn, Polpot đã cho Khmer đỏ, tấn chiếm tàn sát đồng bào VN trên đảo Phú Quốc ngày 4-5-1975 và Ðảo Thổ Châu ngày 10-5-1975, bắt theo 500 người Việt. Ngày 12-6-1975,sau khi bị VC tái chiếm giải thoát hai đảo Phú Quốc, Thổ Châu và chiếm thêm đảo Puolao Wai của Mien, phái đoàn Polpot bí mật tới thăm Hà Nội, đòi ký hiệp ước hữu nghị về giao thông, lãnh sự và định mốc biên giới nhưng Hà Nội từ chối.
Tháng 5-1976, Phan Hiền tới Nam Vang thảo luận với Polpot về lãnh hải, chấp nhận theo đường ranh Brevié năm 1939, những đảo và biển nằm phía bắc đường ranh (trừ quần đảo Phú Quốc ) là cũa Kampuchia. Phía nam đường ranh thuộc VN. Hiền còn đề nghị vẽ lại đường ranh mới cho phù hợp với chủ quyền các đảo nhưng bị Polpot từ chối, vì cho là VC muốn chiếm một phần lớn biển của Miên. Tháng 7-1977 Phan Hiền tới Paris bị báo chí phỏng vấn, tại sao năm 1967 đã ký công nhận đường ranh Brvié, mà không chịu giải thích về đảo Phú Quốc, Hiền cho biết vì lúc đó Hà Nội không để ý tới vấn đề lãnh hải. Mặt thật vì Phú Quốc thuộc lãnh hải VNCH, nên có bị Miên lấy cũng vậy thôi, giống như trường hợp Hoàng Sa và Trường Sa, vì thuộc lãnh thổ của Miền Nam, nên Hồ Chí Minh đã bán cho Trung Cộng vào năm 1958.
Về vấn đề biên giới trên bộ giữa hai nước Việt-Miên, thực sự được đề cập sau năm 1954 khi ba nước Ðông Dương đã độc lập. Ðể có ấn tượng về đường biên giới, không gì xác thực hơn là sự hiện diện của 12 ngôi chợ trời biên giới, chạy dài từ ngả ba tam biên Việt-Miên-Lào), tới vùng đất cuối cùng Hà Tiên, nằm trên Vịnh Thái Lan. Thời Pháp thuộc, biên giới Miên Việt, được tượng trưng bằng những cột mốc, bảng hiệu cắm cạnh các quốc lộ, chứ không có đồn ải hay đơn vị biên phòng canh gác kiểm soát. Từ năm 1955 về sau, sự giao thông giữa hai nước bị ngăn chận theo luật lệ của hai quốc gia, đã làm rõ nét đường ranh hành chánh, như ta đã thấy vẽ trên bản đồ.
Theo thứ tự , từ vùng tam biên tới cuối lãnh thổ của Vùng II chiến thuật, ranh giới của Quận Ðức Lập (Quảng Ðức) và Bù Gia Mập (Phước Long) . Vùng này núi non hiểm trở, nên ít có buôn Thượng hay đồn bót của chánh quyền, mà chỉ có môt con đường duy nhất là QL19, từ Pleiku sang tỉnh Stung-Treng của Cao Mên. Qua khỏi đường ranh biên giới về phía Kampuchia chừng 10 km, mới có một Buôn Apia của người Lơ. Giữa ranh giới hai tỉnh Phước Long và Quảng Ðức, QL14 có một đường rẽ từ Miên tới Buôn Mê Thuột (Darlac).
Trong địa phận của Vùng III Chiến thuật, từ Phước Long tới Tây Ninh, có nhiều đường thông thương qua biên giới Miên Việt. Tại Bình Long có QL13 là trục giao thông chính giữa hai nước thời Pháp thuộc. Ðường này sau khi qua Sóc Penang trong quận Lộc Ninh (Bình Long) của VN, sẽ gặp quận Snoul, tỉnh Kratié (Miên) rồi chạy thẳng tới Stung-Treng và qua Vạn Tượng (Ai Lao) . Ðây là con đường trong cuộc chiến Ðông Dương 2, Bắc Việt xử dụng để chuyển quân tấn công Miền Nam. Về phía bắc tỉnh Tây Ninh, trước đó có QL22, nối liền thị xã qua các xã Tân Long, Tân Hội, Tân Hưng (Phú Khương), tới trạm cuối cùng ở biên giới tại Ấp Tầm Phô (Samach) , chạy sang tỉnh Kompongcham (Miên). Tây Ninh còn có một tỉnh lộ, từ tỉnh lỵ tới Ấp Tân Sinh Bến Sõi (khoảng 15km), và Xã Phưóc Tân (Phước Ninh) sát biên giới. Vì Bến Sõi chỉ cách Xã Bosmon, quận Romdou (Komphong Chak) của Miên, một con rạch nhỏ, nên hai phía thường qua lại bằng đò chống sào. Nhưng quan trọng nhất trong vùng này, từ trước tới nay vẫn là Trạm Biên Giới “ Gò Dầu Hạ “ cũng ở trong tỉnh Tây Ninh. Từ xã Phước Tân (Phước Ninh) theo đường ranh, sẽ gặp Quốc Lộ số 1, từ Ải Nam Quan (Lạng Sơn), qua Hà Nội, Huế, Sài Gòn.. tới đoạn chót ở biên giới là Gò Dầu Hạ ( Tây Ninh VN). Sau đó QL1 tiếp tục từ xã Bravet (quận Svay Teap ố tỉnh Svay Riêng) của Miên, tới Nam Vang và Poipet, biên giới Miên-Thái về hướng tây bắc. Tại Gò Dầu Hạ, còn có nhiều đường mòn tới Bến Cầu, Bầu Gõ.. vượt qua biên giới Kampuchia. Từ Tây Ninh, chạy suốt biên giới giáp ranh với tỉnh Svay Rieng (Miên), tới tỉnh Hậu Nghĩa (VN), còn có vô số đường thông thương giữa hai nước tại Chợ Rạch Tràm , xã Phước Chỉ (Tây Ninh) và Ấp Tà Nu, xã Mỹ Quí (Hậu Nghĩa).
Vùng IV Chiến thuật, bắt đầu tỉnh Kiến Tường, tại xã Bình Hiệp có đường thông sang Mesothngok tới Kompong Ro và một đường khác từ Tà Lóc qua Long Khốt VN. Sông Tiền Giang từ Miên vào biên giới VN tại xã Thường Phước, quận Hồng Ngự, tỉnh Kiến Phong . Phía bên kia là Ấp Kaskos, quận Peam Chor, tỉnh Preveng của Cam Bot. Phía tả ngạn sông Tiền, ngay biên giới là quận Tân Châu, tỉnh Châu Ðốc. Giống như Gò Dầu Hạ, Thường Phước cũng có một chợ trời rất lớn, có từ thời Pháp thuộc tới nay vẫn còn tồn tại. Ở Tân An, Tân Châu VN, còn có đường sang Kos Thom, tỉnh Kandal. Ðây là con đường chính thời Pháp thuộc, mà người Việt dùng để sang lập nghiệp tại Kampuchia lên tới nửa triệu người. Tiền Giang cũng là thủy lộ để các tàu từ VN tới NamVang, dù Miên đã có hải cảng Kompong Som (Sihanoukville) ở vịnh Thái Lan. Còn sông Hậu vào VN tại xã Khánh Bình, quận An Phú-Châu Ðốc, đối diện với Benghi, Kosthom, tỉnh Kandal của Miên. Ðây là con đường tới thủ đo Nam Vang gần nhất. Ranh giới hai nước ở đây là con sông đào nhỏ có từ thời Pháp thuộc, dùng để phân chia lãnh thổ hành chánh.
Suốt biên giới dài giữa hai nước, chỉ có vùng An Phú ố Tịnh Biên, rất phức tạp,vì nhiều người Việt có ruộng đất ở bên kia, do đó lính Miên thường lợi dụng vượt biên giới sang VN giết người cướp của, thời nào cũng có. Từ tỉnh lỵ Châu Ðốc, có QL2 đi Tà Keo của Miên, qua trạm biên giới Tịnh Biên, trên bờ kinh Vĩnh Tế, do Nguyễn Văn Thoại đào từ thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Con kinh này ăn thông ra biển trên vịnh Thái Lan . Cuối cùng là QL17, từ Rạch Giá đến Hà Tiên (99 km), từ đó tới một Sóc Miên ở biên giới Prussey Srok, tới tỉnh Kampot đi Nam Vang.
2- Xung Ðột Việt-Miên , từ hận thù tới biên giới :
Trên đường khai hoang, VN đã nhiều lần xung đột với người Khmer, vô tình tạo thành mối thù truyền kiếp giữa hai dân tộc khó lòng tháo gở được, dù thời gian đã phôi pha phần nào. Ngay đầu thế kỷ XVII, người Việt đã vào khai khẩn đất hoang tại Bà Rịa, Biên Hòa. Từ thời Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần vào năm 1658, tới Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát vào hậu bán thế kỷ XVIII qua cuộc nam tiến, vùng Thủy Chân Lạp coi như hoàn toàn trở thành lảnh thổ của Ðại Việt. Năm 1813 thời vua Minh Mệnh, Tổng trấn Gia Ðịnh là Lê Văn Duyệt, đã đem 10 vạn quân tới Nam Vang, xây thành quách bảo hộ Chân Lạp, kéo dài tới năm 1840 Thiệu Trị nguyên niên, mới chấm dứt.
Năm 1970 vì muốn cứu Việt kiều sinh sống tại Kampuchia, bị người Miên “ cáp duồng “ thảm tuyệt, sau khi Sihanouk bị lật đổ. Lần này QLVNCH lại vào đất Miên và giải cứu đem gần 100.000 đồng bào về nước. Cuối năm 1978 ba đảng cọng sản Tàu, Việt và Miên xung đột, đã gây cuộc chiến Ðông Dương lần III thật đẳm máu. VC đã xua đại quân tiêu diệt Polpot và Khmer đỏ. Ðồng thời chiếm đóng nước này tới năm 1989 mới rút về nước.
Tất cả những oan khiên trên, làm cho người Việt sinh sống tại các làng mạc tiếp giáp với biên giới Miên từ Tây Ninh xuống tới Hà Tiên, cũng như tại các hải đảo nằm trong vịnh Rạch Giá, hầu như là nạn nhân của những cuộc tàn sát đẳm máu của Kampuchia, khi có dịp như thơi gian Khmer đỏ cầm quyền, từ ngày 30-4-1975 tới cuối năm 1978. Nhưng thê thảm nhất vẫn là số phận của người Việt tha phương tới làm ăn trên đất Chùa Tháp. Ngày 2-6-1956 chính phủ Cao Mên cho phép VNCH đặt Tòa Ðại Diện tại Nam Vang, do Ngô Trọng Hiếu đại diện. Ngược Lại Kampuchia cũng có Tòa Ðại Diện ở Sài Gòn, do Sum Hiêng điều khiển. Trong lúc đó Sihanouk ngoài mặt tuyên bố theo chính sách Trung Lập, nhưng bên trong lại thiên vị và theo phe Cọng Sản Bắc Việt. Năm 1959, vì dính líu tới vụ chống Sihanouk, nên Hiếu được Phạm Trọng Nhân thay thế nhưng cũng kể từ đó chính phủ Miên thù hằn VNCH ra mặt, nên gần như công khai ủng hộ Hà Nội khi cho Bắc Việt mở Phòng thương mại tại Nam Vang vào tháng 7-1962. Rồi ngày 17-8-1963 Sihanouk đoạn giao với VNCH, chỉ cho một nhân viên thuộc Bộ Ngoại Giao Miền Nam, làm việc bên cạnh Tòa Ðại Sứ Nhật Bản, lo về phần vụ liên hệ tới Việt kiều. Sau khi Sihanouk bị hạ bệ, ngày 10-6-1970 Việt ốMên lại tái lập bang giao trên cấp bậc đại sứ, cho tới khi VNCH bị sụp đổ vào tháng 5-1975.
Sau ngày VC và Miên Cộng chiến thắng, lập tức bùng nổ sự thù hận và xung đột mà hai đảng đã cố che giấu dưới lớp son phấn tình đồng chí anh em. đoàn kết. Tóm lại, tất cả nợ nần lời vốn, chuyện xưa tích cũ từ 300 năm về trước, đều được Polpot và Khmer đỏ đem hết trút vào người dân Miền Nam vô tội, mà khởi đầu là cuộc tấn công dành các đảo Phú Quốc, Thổ Châu.. trong Vịnh Rạch Giá của VN.
Ðây là lần đầu tiên Cam Bốt gây hấn với người Việt bằng chiến tranh, để xác định chủ quyền lãnh thổ. Hành động chẳng hề xãy ra suốt thời Pháp thuộc và ngay cả thời VNCH, dù năm 1960 Sihanouk có làm lớn chuyện để đòi Phú Quốc nhưng cũng chỉ trên phương diện ngoại giao mà thôi . Tóm lại những ác cảm mà người Miên đã nuôi dưỡng cha truyền con nối với người Việt, phần lớn được tạo ra bởi Sihanouk suốt thời gian trị vì, luôn tác động người dân nước mình chống lại VNCH , qua những bịa đặt không hề có hay quá đáng. Sau này Polpot cũng vậy, để chống VN đã phổ biến “ Hắc Thư “ năm 1978, cực lực tố cáo VN đủ thứ, mục đích cũng chỉ để hâm nóng hận thù truyền kiếp của hai dân tộc.
Tháng 4-1977 Polpot ban hành Nghị quyết 870, ra lệnh bắt tất cả Việt Kiều hay bất cứ ai liên hệ tới người Việt, tại Kampuchia. Sau đó, Khmer bắt đầu tấn công các tỉnh biên giới VN từ Tây Ninh tới Hà Tiên và công khai tuyên bố ‘ Lần này Khmer đỏ sẽ đánh chiếm lại Kampuchia Krom (Miền Nam VN) cũng như Prey Nokor ( Sài Gòn)., với lý luận ‘ Ta đã dựng được Angkor, đánh thắng Mỹ, thì cũng sẽ tiêu diệt được VN ‘.Ðầu năm 1978, Polpot bắt đầu thanh trừng nội bộ,ợ tàn sát hơn 60.000 người Chàm sống tại Kompong Cham, vì họ theo Hồi giáo và ở sát biên giới, nên phải giết hết để không còn ai làm nội tuyến cho VC.
Ðêm 24-12-1978, Chu Huy Mẫn, chính ủy bộ đội VC khai hỏa tại Ban Mê Thuộc, tổng tấn công Khmer đỏ. Ngày 6-1-1979 cọng sản VN vào Nam Vang, Polpot tháo chạy về biên giới Miên-Thái, xóa tên Khmer đỏ. Chiều ngày 10-10-2005, Thủ tướng VC Phan Văn Khải và Thủ tướng Miên Cộng Hun Sen, ký Hiệp Ước Bổ Sung về biên giới, theo tinh thần văn bản mà hai nước đã ký vào năm 1985, thời gian VC đang đô hộ Kampuchia. Tuy nhiên nội dung của văn kiện hiệp ước, không ai biết gì vì chẳng bao giờ được phổ biến và quan trọng nhất, cũng không nói tới vụ tranh chấp đảo Phú Quốc, mà theo lời đồn đải VC cũng tính trả lại cho Kampuchia, như vụ đổi Cam Ranh cho Trung Cộng để lấy Hoàng Sa.
Theo đài BBC Luân Ðôn thông tin ngày 17-10-2005, cựu hoàng xứ chùa Tháp là Sihanouk, tuyên bố sẽ ở luôn tại Bắc Kinh, nhờ Tàu giúp tranh đấu cho tới chết, để bắt VC trả lại cho Miên, lãnh thổ Kampuchia Krom, trong đó có Sài Gòn. Ngoài ra cũng không chấp nhận biên giới hiện tại Brevié năm 1939, trong đó có đảo Phú Quốc luôn là đề tài tranh chấp của Miên-Việt, dù thực tế quần đảo này thuộc về VN rất lâu đời, ngay khi Vua Gia Long Nguyễn Ánh còn tẩu quốc trước thế kỷ XIX.
3 - Quần Ðảo Phú Quốc :
Kiên Giang nằm về phía tây nam VN, có diện tích 6.269 km2 và dân số thống kê năm 2000 là 1.494.433 người, tỉnh lỵ là thành phố Rạch Giá. Toàn tỉnh có đất liền chiếm 5629 km2, phần diện tích còn lại là hải đảo. Bờ biển Kiên Giang dài 200 cây số với phần lãnh hải và thềm lục địa tới 63.290km2. Hà Tiên là phần đất cuối cùng của VN, có biên giới chung với Kampuchia 54 cây số. Tỉnh có 105 đảo lớn nhỏ, trong số này có đảo Phú Quốc lớn nhất VN.
Phú Quốc hiện là một huyện có thủ phủ là thị trấn Dương Ðông, cách thành phố Rạch Giá 120 km và Hà Tiên 45 km. Hình dáng của đảo thoai thoải, từ bắc xuống nam có 99 ngọn núi lớn nhỏ. Ngoài ra còn có đồng bằng và nhiều khu rừng tự nhiên, chiếm diện tích hơn 37.000 ha. có nhiều gổ tốt cũng như các loại chim muông quí hiếm. Với diện tích 573 km2, dân số 45.000 người, chiều dài 50 km, nơi rộng nhất ở bắc đảo 25 km, xưa nay được người đời khen tặng là ‘ Ðảo Ngọc’, vì là một vùng đất hữu tình, phong cảnh đẹp, lại có nhiều bãi tắm trong sạch quanh đảo như Bãi Trường, Kem, Ghềnh Dầu, Rạch Tràm, Vẹm.. Ðây cũng là một địa phương nổi tiếng về công nghệ chế biến nước mắm cá biển không thua gì Phan Thiết, nhờ hương vị ngọt thơm, đặc biệt là mắm Cá Cơm, có độ đặm đặc cao trên 40%, hằng năm sản xuất hơn 6 triệu lít. Ngư nghiệp ở đây phát triển rất mạnh, với hơn 2000 tàu thuyền đủ loại, hằng năm đánh bắt hơn 35.000 tấn cá và đủ loại các hải sản khác.
Phú Quốc cũng có phi trường từ Sài Gòn ra đảo mất 40 phút, trong khi đi tàu phải tới 8 giờ, mới vào thị xã Hà Tiên. Ngoài ra còn có hai ngư cảng An Thới và Hòn Thơm. Ở đây có đền thờ của Nghĩa Sĩ chống Pháp Nguyễn Trung Trực, người anh hùng đã đốt tàu Tây trên sồng Vàm Cỏ. Ngoài ra khắp đảo còn rất nhiều di tích của Vua Gia Long, lúc tẩu quốc vào những năm cuối thế kỷ XVIII. Ở đây còn nổi tiếng về hồ tiêu vì nồng thơm và một loại chó địa phương, có xoáy trên lưng, rất trung thành với chủ.
Ðứng từ Nũi Nai của Huyện Hà Tiên tới Mũi Ðá Chông (Phú Quốc), đường thẳng này sẽ đi qua một quần đảo nổi tiếng hung hiểm từ cả trăm năm nay. Ðó là quần đảo Hải tặc, gồm có các Hòn Kiến Vàng, Keo Ngựa, Ðốc, Trực Mâu, Long Ðước.. nằm trong Vịnh Hà Tiên. Thời Pháp, nơi này có tên là Tiên Hải, hiện thuộc Huyện Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Ðây cũng là nơi thuyền tàu đủ các nước như Thái, NamDương, Mã Lai, Phi, Kampuchia, VN kể cả Tàu.. gặp gở trao đổi hàng hóa, mua bán mọi thứ. Thời VNCH, vùng vịnh Rạch Giá-Hà Tiên thuộc trách nhiệm của Bộ Tư Lệnh Vùng IV Duyên Hải, mà Tư lệnh cuối cùng là Ðại tá HQ. Nguyễn Văn Thiện. Bộ Tư lệnh đóng tại Phú Quốc với các đơn vị Hải quân trực thuộc như Duyên Ðoàn 45 coi Bắc Ðảo Phú Quốc và Hà Tiên. Duyên Ðoàn 44 đóng tại Kiên An-Hòn Tre, bao vùng Vịnh Rạch Giá , Rừng U Minh, sông Cái lớn, Cái bé. Duyên Ðoàn 43 ở Sông Ông Ðốc, Mũi Cà Mâu và Duyên Ðoàn 42 ở Hòn Nam Du. Riêng Hải Ðội IV có nhiều chiến hạm biệt phái, bao vùng tuần tiểu, bảo vệ Hải phận VN từ Mũi Cà Mâu, đến tận biên giới Miên Việt, trong Vịnh Rạch Gíá-Hà Tiên. Nhờ vậy tình hình rất yên tỉnh, ít khi xãy ra nạn hải tặc cướp bóc dân lành.
Sau tháng 5-1975, QLVNCH không còn nửa, nên trong vùng quanh quần đảo Hải Tặc , hầu như là sào huyệt của bọn cướp biển. Chúng thường giả dạng quân Kampuchia, vượt ranh giới lãnh hải của hai nước, cướp bốc ghe tàu đánh cá của VN, rồi kéo về đất Miên đòi tiền chuộc mạng, chuộc tàu thuyền. Ðã có nhiều cuộc đụng độ giữa băng nhóm Hải tặc quốc tế và VC nhưng không làm sao dẹp được. Hiện nay vùng phân ranh lãnh hải giữa VN và Cam Bốt , trong Vịnh Thái Lan chưa giải quyết được. Theo luật biển quốc tế được qui định, thì tính từ mép nước của đảo hay đất liền ra xa 12 hải lý, gọi là Vùng kinh tế. Cũng tư mép nước ra 200 hải lý là hải phận quốc gia. Do tính chất đặc biệt của quần đảo Phú Quốc, tại đường ranh Brevié năm 1939 trên bản đồ, thì lãnh hải của hai nước Miên-Việt, có chung một Vùng Biển Lịch Sử, mà người của hai nước đều có quyền tới khai thác, dánh cá.. Lợi dụng nhược điểm này, bọn cướp biển từ các đảo chủ quyền của Miên, vượt tuyến phân định vùng nước chung trên, sang hải phận VN cướp bốc, tống tiền và giết hại ngư dân nước ta. Trong các vụ cướp này, ngoài hải tặc Miên, còn có cướp biển quốc tế đủ quốc tịch, trong đó có cả giặc Tàu. Từ tháng 10-1998, tỉnh KiênGiang ngoài các Ðội Tựỳ Vệ biển, còn có thêm lực lượng cảnh sát tuần tra bảo vệ lãnh hải. Nhưng làm gì được, nếu tình trạng lãnh hải giữa hai nước, chưa có một công ước minh định.
Ôi Nam Quốc Sơn Hà, nay đâu còn thuộc quyền Nam Ðế Cư. Biết đến bao giờ Người nước Việt, mới tự làm chủ mình để quyết định vận mệnh quốc gia dân tộc, nhất là trong giai đoạn “ giặc Tàu công khai xâm lược nước ta “ , trước sự bất lực cúi đầu của các chóp bu cầm quyền !
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 11-2010
No comments:
Post a Comment